Hội chứng Horner dưới góc nhìn của các Dược sĩ Pasteur

Hội chứng Horner dẫn đến tình trạng giảm kích thước đồng tử, sụp mí và giảm tiết mồ hôi do đường đi của các dây thần kinh từ não đến mặt bị gián đoạn.

Hội chứng Horner dưới góc nhìn của các Dược sĩ Pasteur

Hội chứng Horner dưới góc nhìn của các Dược sĩ Pasteur

Nguyên nhân của hội chứng Horner

Theo các chuyên gia tại Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hội chứng Horner gây ra do tổn thương con đường nào đó trong hệ thống thần kinh giao cảm, có vai trò điều hòa nhịp tim, kích thước đồng tử, đổ mồ hôi, huyết áp và các chức năng khác giúp cơ thể phản ứng nhanh với những thay đổi của môi trường xung quanh. Con đường thần kinh bị ảnh hưởng trong hội chứng Horner được chia thành ba loại theo từng loại tế bào thần kinh bao gồm:

  • Tế bào thần kinh bậc nhất là các tế bào thần kinh trên đoạn từ vùng dưới đồi ở đáy não, đi qua cuống não và kéo dài đến phần trên của tủy sống.
  • Tế bào thần kinh bậc hai là các tế bào thần kinh từ đoạn cột sống, qua phần trên của ngực và đi vào bên trong cổ.
  • Tế bào thần kinh bậc ba là các tế bào thần kinh này kéo dài dọc bên cạnh cổ và dẫn đến da mặt và các cơ của mống mắt và mí mắt.

Trong một số trường hợp, nguyên nhân của hội chứng Horner không xác định được nên được gọi là hội chứng Horner vô căn.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng Horner

Trên chuyên mục kiến thức Y dược có tổng hợp lại một số dấu hiệu nhận biết hội chứng Horner bao gồm:

  • Một bên đồng tử co nhỏ liên tục.
  • Luôn có sự chênh lệch về kích thước đồng tử hai bên.
  • Ít đáp ứng với ánh sáng mờ ở bên đồng tử bị ảnh hưởng.
  • Sụp mí mắt trên.
  • Mí mắt bên dưới dâng cao còn gọi là dấu hiệu sụt mí ngược.
  • Mắt trũng.
  • Ít hoặc không đổ mồ hôi (anhidrosis) ở cả bên mặt hoặc một vùng da ở bên bị ảnh hưởng.
  • Các dấu hiệu và triệu chứng, đặc biệt là sụp mí và không đổ mồ hôi, có thể ít và khó phát hiện.
  • Ở trẻ em khi mắc hội chứng Horner có thể có các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
  • Màu mống mắt nhạt hơn ở mắt bị ảnh hưởng của trẻ dưới 1 tuổi.
  • Mặt bên bị ảnh hưởng thường không hoặc ít đỏ hơn bên còn lại khi nóng, gắng sức hoặc phản ứng cảm xúc.

Bệnh nhân nên đi đến các cơ sở y tế nếu các dấu hiệu của hội chứng Horner xuất hiện đột ngột, sau chấn thương hoặc kèm theo các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác như:

  • Suy giảm thị lực.
  • Chóng mặt.
  • Yếu cơ hoặc thiếu kiểm soát cơ bắp.
  • Đau đầu dữ dội, đột ngột hoặc đau cổ.

Các biện pháp phòng ngừa và điều trị hội chứng Horner

Giải pháp phòng ngừa bệnh

Rất khó để có thể phòng ngừa được hội chứng Horner, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể giảm bớt các yếu tố nguy cơ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh như:

  • Đảm bảo an toàn lao động và sinh hoạt có vật dụng bảo hộ cho đầu và vùng cổ.
  • Không hút thuốc lá.
  • Điều trị và theo dõi theo chỉ định của thầy thuốc với các trường hợp có các bệnh lý khối u thần kinh trung ương.

Hội chứng Horner dưới góc nhìn của các Dược sĩ Pasteur

Hội chứng Horner dưới góc nhìn của các Dược sĩ Pasteur

Phướng pháp điều trị bệnh

Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, hiện nay chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho hội chứng Horner. Thông thường, hội chứng Horner sẽ khỏi khi các bệnh lý tiên phát được điều trị hiệu quả.

Trong hầu hết các tình huống không có các dấu hiệu cấp tính, bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt, sau đó có thể được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên về rối loạn hệ thần kinh hoặc chuyên gia về các rối loạn thần kinh và rối loạn ảnh hưởng đến mắt và thị giác (bác sĩ thần kinh thị giác).

Trên đây là một số thông tin về hội chứng Horner. Hi vọng rằng với những thông tin được các chuyên gia chia sẻ này sẽ giúp các bạn đọc có thêm những góc nhìn cụ thể hơn về hội chứng này.

Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn

Categories: Tin tức Y Dược