Ô đầu: Vị thuốc có độc tính cực mạnh

Dược liệu Ô đầu được biết đến với tính chất độc mạnh, đồng thời cũng là một nguồn dược liệu quý hiếm với nhiều ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe con người. Được sử dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp và các triệu chứng như cảm giác lạnh lẽo ở chân tay cùng với mồ hôi một cách hiệu quả.  Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do tính độc tính cực mạnh của nó.

Đặc điểm chung dược liệu

Tên thường gọi: Ấu tàu, phụ tử, thảo ô, xuyên ô, thiên hùng, trắc tử, o uế.

Tên khoa học: Aconitum fortunei Hemsi – Ranunculaceae (Họ: Mao lương)

Mô tả thực vật

Theo các Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung – giảng viên tai trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, Cây ô đầu có thân thảo mọc thẳng đứng, ít cành, cao khoảng từ 0,6 đến 1 mét.

Rễ của cây là loại rễ củ to mập, hình con quay, với rễ chính lớn mang theo nhiều rễ nhỏ gọi là phụ tử, bề mặt ngoài của rễ mịn và có màu đen.

Lá mọc xen kẽ, có gân hình chân vịt. Lá của cây con có hình tim tròn, mép có răng cưa lớn. Khi lá già, chúng thường chia thành 3 – 5 thùy nhỏ không đều, mép có những răng nhọn. Mặt trên của lá màu xanh lục và bóng, trong khi mặt dưới có màu xanh hạt, cả hai mặt đều có lông.

Cây ra hoa thành cụm ở đỉnh thân, hoa to màu xanh lam, gồm 5 lá đài. Lá đài ở phía trên thẳng và cong về phía dưới tạo thành hình mũ chụp kín tràng hoa, bầu hoa chứa 3 ô chứa nhiều noãn và nhị nhiều. Hoa là lưỡng tính, không đều, màu xanh lơ thẫm hoặc màu tím, mọc thành chùm ở đỉnh thân.

Quả của cây có 5 đai mỏng, bên trong chứa nhiều hạt, mặt trên có nhiều vẩy nhỏ. Thời gian ra hoa và quả thường vào tháng 10 đến tháng 11.

Phân bố, thu hái

Cây ô đầu và Chi Aconitum L, với hơn 110 loài, chủ yếu rải rác khắp các vùng ôn đới Bắc bán cầu. Trong số này, Trung Quốc đăng ký hơn 20 loài, Ấn Độ có 25 loài, và ở Việt Nam chỉ có một loài ô đầu được trồng như cây nhập nội.

Ở Việt Nam, cây ô đầu được trồng chủ yếu tại Sa Pa và các huyện Quản Bạ, Đồng Van thuộc tỉnh Hà Giang, nơi mà cộng đồng người Hoa đã đưa cây về trồng. Cây cũng mọc hoang dại chủ yếu tại thung lũng Tà Cố Y, thuộc xã Chè Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Nghĩa Lộ cũ.

Ô đầu thích nghi với khí hậu ôn đới và đặc biệt thích hợp với điều kiện mát ẩm của các vùng núi cao ở Việt Nam. Cây phát triển tốt ở những nơi có nhiều ánh nắng, trong khi ở Sa Pa, người dân thường trồng ô đầu xen kẽ với ngô.

Cây ô đầu ra hoa và quả mỗi năm, tái sinh chủ yếu từ hạt. Người dân ở Sa Pa sử dụng rễ con như một nguồn giống. Thời gian thu hoạch chủ yếu diễn ra vào khoảng tháng 9 và tháng 10 hàng năm, sau đó cây sẽ mọc lại vào tháng 1 – 2 năm tiếp theo.

Phần rễ và củ của cây thường được sử dụng trong việc điều trị các bệnh.

Bộ phận sử dụng – cách chế biến, thu hái.

Bộ phận dùng: Rễ củ mẹ lớn được gọi là Ô đầu, trong khi rễ củ nhỏ hơn được gọi là phụ tử.

Thu hái: Rễ và củ được thu hái vào mùa thu, trước khi cây bắt đầu ra hoa để sử dụng.

Cách chế biến: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, có những phương pháp chế biến và lựa chọn củ khác nhau:

– Diêm phụ tử: Chọn những rễ phụ tử hơi lớn, rửa sạch và ngâm trong nước pha muối. Mỗi ngày, lấy ra để phơi cho đến khi bề mặt của phụ tử có nhiều tinh thể muối và cứng lại. Sau đó, loại bỏ bột muối trên bề mặt và sử dụng.

– Hắc phụ tử: Ngâm phụ tử vừa trong nước muối vài ngày, sau đó nấu sôi và rửa sạch. Cắt thành phiến dày và tiếp tục ngâm trong nước muối nhạt. Thêm thuốc nhuộm để tạo màu trà đặc. Rửa sạch cho đến khi không còn cảm giác tê cay, sau đó sấy hoặc phơi khô.

– Bạch phụ tử: Ngâm phụ tử nhỏ trong nước muối mặn vài ngày, nấu cho mềm và rửa sạch. Bóc vỏ ngoài và cắt thành phiến nhỏ mỏng, rửa cho đến khi không cảm giác tê cay nữa. Phơi khô và xông Lưu huỳnh.

Trong y học, phụ tử thường được sử dụng làm thuốc, nhất là trong dạng thuốc xoa bóp. Liều lượng thường dùng cho thuốc thang Phụ tử từ 3 đến 15 gram. Thuốc nên được sắc trước từ 30 đến 60 phút trước khi sử dụng.

Kiêng kị: Tránh sử dụng trong trường hợp âm hư dương thịnh, chân nhiệt giả hàn, và phụ nữ đang mang thai.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của ô đầu bao gồm ba ancaloit chính: aconitin, aconin và benzoylaconin, tất cả đều có độc tính cao. Trong số này, aconitin là chất độc mạnh nhất, chiếm 9/10 tổng số ancaloit trong củ.

Ngoài ra, ô đầu còn chứa tinh bột, đường, manit, chất nhựa và một số axit hữu cơ khác.

Tác dụng dược lý của Ô đầu

*Theo y học hiện đại

– Trên tim mạch: Aconitin, một thành phần chính trong Ô đầu, có tác động độc hại lên tim. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào cơ tim, thúc đẩy sự khử cực hóa, tăng nhịp tim và rút ngắn thời gian trơ.

Đối với huyết áp: Ô đầu có tác dụng hạ huyết áp. Nước sắc phụ tử có khả năng làm giãn mạch máu và giãn mạch vành.

Tác dụng giảm cholesterol và lipid trong máu: Phụ tử của Ô đầu cũng có tác dụng giảm cholesterol và lipid trong máu, giúp giảm nguy cơ mảng xơ trong động mạch.

Tác dụng giảm đau thông qua cơ chế thần kinh trung ương: Ô đầu có tác dụng giảm đau thông qua ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Tuy nhiên, ở liều cao, aconitin có thể gây ra tình trạng ức chế thần kinh trung ương, dẫn đến tê liệt và mất khả năng dẫn truyền.

Đối với hệ thần kinh: Aconitin cũng có thể kích thích các tận cùng của dây thần kinh cảm giác ở da và niêm mạc, gây ra cảm giác ngứa và nóng rát trước khi gây tê liệt.

Ức chế trung khu hô hấp Ô đầu có thể ức chế trung khu hô hấp ở liều thấp ở thỏ. (0,06 – 0,08 mg/kg)

Tác dụng chống viêm: Alcaloid trong ô đầu có tác dụng ức chế sự tăng thẩm thấu của thành mạch, giúp chống viêm, đặc biệt là trong việc chống viêm khớp cổ chân.

*Độc tính: Cây ô đầu rất độc. Mức độ độc hại của nó phụ thuộc vào điều kiện sinh trưởng, thời gian thu hoạch và cách chế biến.

+Ô đầu rất độc, còn phụ tử chế là rễ con nên có độc tính đã giảm đi rất nhiều, tuy vậy việc sử dụng nên cẩn trọng.

+ Liều gây độc: Phụ tử 25 – 100g. Ô đầu 5 – 15g,

Triệu chứng nhiễm độc: Các dấu hiệu của việc nhiễm độc bao gồm lưỡi tê, chảy nước bọt, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, tay chân tái bìm, mạch chậm, suy hô hấp, hạ huyết áp, thân nhiệt giảm, và loạn nhịp tim. Để giải độc, có thể sử dụng một phương pháp bao gồm Kim ngân hoa, Đậu xanh mỗi vị 8g, Cam thảo, và Gừng tươi mỗi vị 20g để chế thành sắc uống với đường.

*Theo y học cổ truyền

Cả Ô đầu và Phụ tử đều có vị ngọt, cay, tính nóng và độc tính rất mạnh.

Ô đầu được coi là có tác dụng khu phong, giúp làm giảm đau, khử hàn. Trong khi đó, phụ tử được sử dụng để hồi dương, cứu nghịch, bổ hỏa, và xua đuổi phong hàn thấp.

Cụ thể, chúng được áp dụng trong các trường hợp sau:

– Chữa trị các triệu chứng sưng đau.

– Điều trị tay chân nhức mỏi, đau khớp, co quắp, mụn nhọt lở lâu không lành.

– Chữa trị khi mồ hôi ra nhiều, vong dương, chân tay quờ quạng, và phong hàn thấp.

* Cách sử dụng và công dụng của phụ tử như sau:

– Phụ tử thường được coi là thuốc hồi dương, khử phong hàn.

Dùng để chữa trị các triệu chứng nguy cấp, mạch gần như không có, ra nhiều mồ hôi, và các triệu chứng tê thấp, nhức mỏi.

Ô đầu thường chỉ được sử dụng ngoài để làm thuốc xoa bóp trị đau nhức, trong khi trong y học phương Tây, nó được sử dụng làm thuốc ho và kích thích ra mồ hôi.

Ô đầu thường được sử dụng để ngâm rượu và xoa bóp trực tiếp lên vùng bị đau, không nên uống.

Liều lượng sử dụng cụ thể sau:

Người lớn: Mỗi lần sử dụng 5 – 10 giọt thuốc đã ngâm rượu, tối đa 40 giọt mỗi ngày.

Trẻ em: Từ 30 tháng – 15 tuổi: Dùng 5 – 10 giọt mỗi ngày.

Các Bài thuốc ứng dụng trên lâm sàng

Chữa các bệnh đau nhức xương khớp

Pha ngâm rượu ô đầu, nhân hạt gốc, nhân hạt gấc, mật trăn, mật gấu, huyết linh. Dùng để xoa bóp 2 lần/ngày, không được uống.

Bài thuốc  Ô Đầu Tế Tân Thang:

Sắc trước 6g ô đầu, 5g tế tân, đương quy, xích thược, tỳ giải mỗi loại 12g, uy linh tiên, mộc thông mỗi loại 10g, ổ phục 16g, ý dĩ 20g và 4-6g quế chi.

Chữa trị các bệnh viêm khớp do phong hàn thấp

Ô đầu 15g, ớt cay, sinh nam tinh, nhân của hạt thầu dầu mỗi vị 5g. độc hoạt 10g,

Tất cả các vị thuốc được nghiền thành bột min.

Dùng chế với rượu, giấm tỉ lệ 1:3 thành dạng hồ, sau đó phết vào miếng vải cao su và dán tại chỗ.

Chữa trị chứng đau nhức chân tay thuộc chứng phong hàn thấp tý

Quế chi phụ tử thang: Quế chi 8 – 10g, Thục Phụ tử (sắc trước 30 phút) 4 – 10g, Sinh khương 8 – 12g, Chích thảo 4 – 8g, Đại táo 2 đến 5 quả.

Chữa trị tâm thận dương hư, ra mồ hôi nhiều, chân tay lạnh, mạch nhỏ khó bắt

Tứ nghịch thang: Thục Phụ tử 12g, Can khương 10g, Chích thảo 4g đem sắc uống.

Sâm phụ thang:Thục Phụ tử 2-12g,Nhân sâm 8 – 16g,đem hai vị sắc riêng sau đó trộn váo uống.

Những Lưu ý khi sử dụng ô đầu

Theo các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Cây ô đầu là một loại dược liệu có độc tính cực mạnh. Do đó, khi sử dụng ô đầu, cần lưu ý những điều sau để tránh những tác dụng phụ không mong muốn:

– Tác dụng phụ có thể gặp: Chân tay yếu ớt, ngứa ran, bồn chồn, đổ mồ hôi, chóng mặt, hôn mê, hạ huyết áp, nhịp tim đậm chậm, mờ mắt, tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn, hạ kali trong máu, dị cảm, rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, co thắt họng, thậm chí có thể gây tử vong.

Nên cần lưu ý trước khi dùng

+ Không sử dụng ô đầu nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với cây ô đầu để ngăn chất độc thẩm thấu qua da.

+ Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không được sử dụng thuốc từ cây ô đầu.

+ Chỉ sử dụng ô đầu để bôi ngoài da, không dùng để uống.

+ Tuyệt đối Không sử dụng ô đầu cho trẻ em.

+ Bảo quản ô đầu sau khi chế biến trong hộp riêng, ở nơi khô ráo, thoáng mát, và sấy khô thường xuyên để tránh ẩm mốc mối mọt.

+ Nếu muốn uống ô đầu, cần nấu với đậu đen nhiều lần để giảm độc tính.

+ Đối với việc giảm đau, có thể ngâm ô đầu đã tán nhỏ với rượu từ 5 đến 7 ngày, sau đó dùng làm thuốc xoa bóp.

Việc tuân thủ những lưu ý trên sẽ giúp bạn sử dụng ô đầu một cách an toàn và hiệu quả.

Tóm lại, Ô đầu là một loại dược liệu quý hiếm và cực độc, thường được dùng  để chữa chứng đau nhức xương khớp và các bệnh do trúng phong hàn. Tuy nhiên, với độc tính cao của nó, việc sử dụng ô đầu cần được thực hiện đúng qui chế và dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế. Trên thực tế, trên lâm sàng, thường sử dụng rễ con của ô đầu đã qua chế biến, được gọi là Phụ tử, để giảm thiểu nguy cơ của tác dụng phụ không mong muốn. Trước khi sử dụng, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa là cực kỳ quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh những tác dụng không mong muốn./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

truongcaodangyduocsaigon.com.vn tổng hợp

Categories: Tin tức Y Dược