Có thể xây 20 nghìn nhà tình nghĩa từ kinh khí cho SGK
Xây dựng một nhà cho người có công trung bình hết 50 triệu đồng. Nếu tiết kiệm 1.000 tỷ đồng từ sách giáo khoa, có thể xây dựng được 20 nghìn căn nhà cho người có công.
- Tự luận và trắc nghiệm được kết hợp trong kỳ thi vào THPT tại Hà Nội
- Điểm mặt những trường ĐH có chuẩn ngoại ngữ đầu ra cao nhất TP HCM
- Có gì đặc biệt trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 – 2020?
Có thể xây 20 nghìn nhà tình nghĩa từ kinh khí cho SGK
Nguồn kinh phí “khủng” cho sách giáo khoa
Mới đây, tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tình hình kinh tế – xã hội, nhắc lại con số lãng phí 1.000 tỷ đồng do sử dụng sách giáo khoa một lần, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, đây là lãng phí nguồn lực của xã hội. Theo ghi nhận từ trang tin Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Trường bân Dân nguyện cho biết, xây dựng một nhà cho người có công hết 50 triệu đồng. Với 1.000 tỷ đồng sẽ có 20.000 căn nhà cho người có công được xây dựng. Nếu sửa căn nhà cho người có công là sửa được 40.000 căn nhà cho người có công. Đấy chỉ là con số tiết kiệm trong một năm. Việc lãng phí nếu chúng ta tiết kiệm được thì sẽ ảnh hưởng, lan toả rất lớn.
Nguồn kinh phí “khủng” cho sách giáo khoa
Theo Trưởng Ban Dân nguyện, vấn đề xuất bản sách giáo khoa, sau khi đại biểu phát biểu thì ngày 21/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo có phát văn bản gửi tới báo chí về vấn đề này. Bộ nêu là thực hiện theo Nghị quyết 40 của Quốc hội. Bộ cũng ban hành văn bản nêu, giáo viên phải hướng dẫn học sinh không được viết vào sách giáo khoa; học sinh và giáo viên phải có trách nhiệm bảo vệ sách giáo khoa. Nhưng theo thông tin ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Đồng Nai nhận được, bà Hải cho rằng, trong sách giáo khoa lại có câu mệnh đề là cần phải điền vào, viết vào và như vậy là gây khó cho học sinh. Bà Hải tỏ ra rất ngạc nhiên khi Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm vẫn hướng dẫn, nhắc nhở các Sở Giáo dục và giáo viên, nhưng đã nhắc từ năm 2002 đến nay đã 16 năm rồi và tình hình viết vào sách giáo khoa không giảm.
Theo đó, bà cho biết đã trao đổi với Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo 5 năm nay rồi. Có đại biểu Quốc hội đã nói ròng rã từ những năm 2005 đến nay nhưng việc này vẫn chưa được giải quyết nên bà thấy áy náy với bản thân và cử tri rằng, giá như trước đây chúng tôi quyết liệt hơn, các đại biểu quyết liệt hơn thì trong những năm qua, đã có bao nhiêu căn nhà tình nghĩa, nhà cho người có công được xây dựng.
Thẩm tra về báo cáo của Chính phủ, Uỷ ban Kinh tế cũng đề nghị quan tâm giải pháp nâng cao chất lượng các kỳ thi, đặc biệt khâu giám sát và thanh tra, xử lý vi phạm để các kỳ thi thực hiện nghiêm túc, an toàn, chất lượng; rà soát thống nhất về chương trình giáo dục các cấp, bảo đảm tính ổn định, thống nhất và đồng bộ, tránh lãng phí, tạo độc quyền trong in, phát hành sách giáo khoa.
Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn