Răng người có bao nhiêu loại và bao nhiêu chiếc?

Người trưởng thành thường có 32 chiếc răng, bao gồm 4 răng khôn. Tuy nhiên, do việc mọc răng khôn có thể xảy ra sớm hoặc muộn tùy theo từng người, không phải ai cũng có đủ 32 chiếc răng.

 

 Răng người có bao nhiêu chiếc?

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, Răng người thường 32 chiếc, nhưng không phải ai cũng có đủ 32 chiếc, có thể thừa hoặc thiếu. Răng bắt đầu mọc khi chúng ta 6 tháng tuổi và tiếp tục mọc đến khi đủ số lượng để có thể tự ăn. Trẻ em lúc này thường có khoảng 20 cái răng.

Vào khoảng 5 tuổi, trẻ sẽ thay răng, răng sữa sẽ rụng và được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Khi trưởng thành, chúng ta sẽ có tổng cộng 32 răng, bao gồm 4 răng khôn ở cả hàm trên và dưới.

Trong tổng số 32 răng này, có 8 răng cửa (4 ở trên, 4 ở dưới), 4 răng nanh (2 ở trên, 2 ở dưới), 8 răng cối nhỏ và 12 răng cối lớn, trong đó 12 răng cối lớn còn được gọi là răng nhai hoặc răng cấm. 4 răng khôn này thường không mọc đồng thời, mọc từng chiếc một tùy theo từng người và điều kiện cá nhân. Có người mọc răng khôn khi 19-20 tuổi, trong khi khác lại có thể mọc chậm hơn, thậm chí đến 30 tuổi mới mọc răng khôn.

Sau 18 tuổi, hàm răng của chúng ta thường đã ổn định, và răng khôn thường không có đủ chỗ để mọc. Do đó, răng khôn có thể mọc sai hướng, đâm xiên, gây đau đớn, và thậm chí đâm lên từ dưới. Nhiều người đã phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ tất cả bốn răng khôn phiền phức này. Do đó, nhiều người trưởng thành chỉ còn 28 răng thay vì 32 răng, bao gồm 4 răng khôn đã được gỡ bỏ.

 Các loại răng và chức năng của từng loại

Theo các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, răng con người được chia thành 4 nhóm khác nhau, bao gồm: Nhóm răng cửa (răng số 1 và số 2), nhóm răng nanh (răng số 3), nhóm răng cối nhỏ (răng số 4 và số 5), và cuối cùng là nhóm răng cối lớn (răng số 6, 7 và 8).

Mỗi nhóm răng trong hàm con người có chức năng và nhiệm vụ cụ thể:

  • Răng cửa (tổng cộng 8 chiếc): Răng cửa nằm phía trước của cung hàm và thường dễ thấy khi cười và nói chuyện. Chúng có hình dáng giống chiếc xẻng với cạnh sắc bén gọi là rìa cắn. Răng cửa chủ yếu nhiệm vụ cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ để đưa vào miệng.
  • Răng nanh (tổng cộng 4 chiếc): Răng nanh nằm ở góc của cung hàm, cạnh răng cửa. Chúng có hình dáng giống ngọn giáo, với mũ răng dày và cạnh sắt. Nhiệm vụ chính của răng nanh là kẹp và xé thức ăn.
  • Răng hàm nhỏ (tổng cộng 8 chiếc): Răng hàm nhỏ khác với răng cửa và răng nanh. Chúng có mũ răng hình lập phương, mặt cắn phẳng, và mặt răng được chia thành hai đỉnh nhọn đều. Răng hàm nhỏ nằm giữa răng hàm lớn và răng nanh, và chúng được sử dụng để xé và nghiền thức ăn.
  • Răng hàm lớn (tổng cộng 8 chiếc): Đây là những chiếc răng lớn nhất của cung hàm, có mặt răng phẳng với diện tích rộng và hình dáng phức tạp. Nhiệm vụ chính của răng hàm lớn là nhai và nghiền thức ăn thành hạt nhỏ trước khi nuốt xuống dạ dày.

Cấu tạo của răng người

Cấu tạo của răng người gồm:

  • Thân răng: Phần ở trên nướu, còn được gọi là vành răng.
  • Chân răng: Phần nằm sâu bên dưới xương hàm và nướu, thường không thể nhìn thấy và được neo giữ bởi dây chằng nha chu.
  • Cổ răng: Giao nhau giữa lợi và răng, còn được gọi là đường viền nướu.
  • Men răng: Lớp bên ngoài bao bọc phần thân của răng, chứa nhiều khoáng chất như canxi và flour, có màu trắng sữa.
  • Ngà răng: Lớp giữa, nằm phía trong và được men răng bảo vệ, thường có màu vàng nhạt và chiếm khối lượng lớn của thân răng.
  • Tủy răng: Phần trong cùng, được bao bọc và che chở bởi men răng và ngà răng. Chứa nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu giúp nuôi dưỡng răng.
  • Xương răng: Còn gọi là Cementum, lớp tế bào giống mô xương, bao phủ bên ngoài chân răng và gắn chặt vào nướu.
Categories: Tin tức Y Dược