Cùng tìm hiểu bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng
Viêm phổi ở cộng đồng là tình trạng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện, bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi.
- 7 trường ĐH Việt Nam lọt top giáo dục Quacquarelli Symonds (QS)
- Sinh viên hoang mang với lịch học lạ của trường ĐH Bách khoa TPHCM
- Chuẩn ngoại ngữ: Vẫn đề “đau đầu” của nhiều trường ĐH
Cùng tìm hiểu bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng
Dưới đây là các triệu chứng và hướng điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng đã được sự kiểm nghiệm của nhiều giảng viên Cao đẳng Dược, hy vọng mọi người sẽ có thêm những thông tin hữu ích.
Triệu chứng của viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
– Triệu chứng lâm sàng:
+ Khởi phát đột ngột với sốt cao 39 – 40°C, rét run.
+ Đau ngực: Thường có, đôi khi là triệu chứng nổi bật, đau bên tổn thương.
+ Ho mới xuất hiện, tăng dần, lúc đầu ho khan, về sau ho có đờm đặc, màu vàng, xanh hoặc gỉ sắt. Có khi nôn, chướng bụng, đau bụng.
+ Khó thở: Thở nhanh, tím môi đầu chi.
– Khám:
+ Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt cao, hơi thở hôi, môi khô lưỡi bẩn.
+ Hội chứng đông đặc phổi, ran ẩm ran nổ bên tổn thương.
– Chẩn đoán mức độ nặng: CURB 65
+ C: Rối loạn ý thức.
+ U: Ure trên 7 mmol/L.
+ R: Tần số thở ≥ 30 lần/phút.
+ B: Huyết áp (Huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg; Huyết áp tâm trương ≤ 60 mmHg)
+ Tuổi: 65
– Đánh giá: Mỗi biểu hiện trên được tính 1 điểm, từ đó đánh giá mức độ nặng của viêm phổi như sau:
+ Viêm phổi nhẹ: CURB65 = 0 – 1 điểm: Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm cho biết, bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú.
+ Viêm phổi trung bình: CURB = 2 điểm: Điều trị tại các khoa nội.
+ Viêm phổi nặng: CURB = 3 – 5 điểm: Điều trị tại khoa, trung tâm hô hấp, ICU.
Điều trị viêm phổi mắc phải ở bệnh viện
– Nguyên tắc chung:
+ Tùy theo mức độ nặng.
+ Điều trị triệu chứng.
+ Điều trị nguyên nhân: Lựa chọn kháng sinh theo căn nguyên gây bệnh, nhưng ban đầu thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi người bệnh, các bệnh kèm theo, các tương tác, tác dụng phụ của thuốc.
+ Thời gian dùng kháng sinh: Từ 7 đến 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày do các tác nhân không điển hình, trực khuẩn mủ xanh.
– Điều trị theo mức độ nặng của bệnh:
+ Điều trị ngoại trú (CURB65: 0 -1 điểm): Amoxicillin 500 mg, uống 3 lần/ngày; Erythromycin 2 g/ngày hoặc Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày; Doxycyclin 200 mg/ngày, sau đó giảm còn 100 mg/ngày.
+ Điều trị viêm phổi trung bình (CURB65: 2 điểm): Amoxicillin 1 g uống 3 lần/ngày phối hợp với Clarithromycin 500 mg uống 2 lần/ngày; Amoxicillin 1 g IV x 3 lần/ngày hoặc Benzylpenicilin (penicilin G) IV 1 – 2 triệu đơn vị x 4 lần/ngày kết hợp với Clarithromycin 500 mg tiêm tĩnh mạch 2 lần/ngày.
Điều trị viêm phổi mắc phải ở bệnh viện
+ Kết hợp cân bằng nước – điện giải và thăng bằng toan – kiềm; dùng thuốc hạ sốt nếu thân nhiệt trên 38.5°C.
+ Điều trị viêm phổi nặng (CURB 3 – 5 điểm): Theo nhiều ý kiến chia sẻ trên trang tin Cao đẳng Điều dưỡng, người bệnh dùng Amoxicillin-clavulanat 1 – 2 g IV 3 lần/ngày phối hợp Clarithromycin 500 mg IV 2 lần/ngày; Benzylpenicilin (penicilin G) 1 – 2 g IV 4 lần/ngày kết hợp levofloxacin 500 mg IV 2 lần/ngày hoặc ciprofloxacin 400 mg IV 2 lần/ngày; Cefuroxim 1,5 g IV 3 lần/ngày hoặc Cefotaxim 1 g đường tĩnh mạch 3 lần/ngày hoặc Cetriaxon 2 g đường tĩnh mạch liều duy nhất kết hợp với Clarithromycin 500 mg đường tĩnh mạch 2 lần/ngày.
– Phòng bệnh:
+ Điều trị tốt các ổ nhiễm khuẩn tai mũi họng, răng hàm mặt.
+ Tiêm vaccin phòng cúm mỗi năm một lần, phòng phế cầu 5 năm một lần cho những trường hợp có bệnh phổi mãn tính, suy tim, tuổi trên 65 hoặc đã cắt lách.
+ Loại bỏ những yếu tố kích thích độc hại: Thuốc lá, thuốc lào.
+ Giữ ấm cổ, ngực trong mùa lạnh.
Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn