Một số loại thuốc không được nghiền nhỏ khi sử dụng

Không ít người có thói quen nghiền nhỏ thuốc cho dễ sử dụng hơn, tuy nhiên có những loại thuốc khi bẻ hoặc nghiền nhỏ ra có thể làm mất hiệu quả hoặc gây độc tính cho người sử dụng.

Thận trọng với việc nghiền nhỏ hay bẻ thuốc khi dùng

Thận trọng với việc nghiền nhỏ hay bẻ thuốc khi dùng

Theo như thông tin được các Dược sĩ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc nghiền nhỏ hoặc bẻ một số loại thuốc dưới đây khi sử dụng có thể dẫn tới tác hại khó lường, cụ thể như:

Các loại thuốc ngậm dưới lưỡi

Những loại thuốc được chỉ định sử dụng bằng cách dặt dưới lưới để ngậm cho tan thì bệnh nhân tuyệt đối không được bẻ nhỏ viên thuốc vì có thể làm phá vỡ cấu trúc của thuốc, làm giảm đi hiệu quả của thuốc. Một số loại thuốc thuộc dạng ngậm như: SORBITRATE (isosorbide dinitrate), ERGOMAR (ergotamine).

Các loại thuốc bao tan trong ruột

Theo các giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, đây là loại thuốc có dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn và chỉ tan ở phần đầu ruột non (tá tràng) và phóng thích dược chất ở ruột. Dạng thuốc bào chế này có mục đích là ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường dạ dày hoặc ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày gây nguy hiểm cho dạ dày. Do vậy bệnh nhân tuyệt đối không bẻ hoặc nhai khi uống thuốc này, bệnh nhân cần uống nguyên vẹn cả viên thuốc.

Một số loại thuốc thuốc dạng này như: thuốc ức chế bơm proton NEXIUM (esomeprazole), OVAC (omeprazole) hoặc PARIET (rabeprazole)..;

Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài

Dược sĩ cho biết, đây là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt ở bên lớp ngoài hoặc có khung trơ (matrix) chứa thuốc giúp phóng thích dược chất từ từ trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để cho tác dụng kéo dài. Thuốc phóng thích dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ.

Dấu hiệu nhận biết loại thuốc này như sau: ký hiệu trên tên thuốc thường có các chữ viết tắt dưới đây ở cuối tên thương mại của thuốc:

thuoc-khong-be-nhai-1

Một số loại biệt dược có ở bệnh viện có các kí hiệu trên chẳng hạn như: Adalat LA (nifedipin), SaVi Trimetazidine MR (trimetazidin), DUSPATALIN RETARD (mebeverine), GLUCOPHAGE XR (metformin),

Tuy vậy cũng có một số loại thuốc khác như: AGGRENOX (aspirin and dipyridamole), PENTASA (mesalamine), PLENDIL (felodipine), NITROMINT (nitroglycerin) không có các ký hiệu nhận biết như trên. Do đó, để an toàn khi sử dụng, các bệnh nhân phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng thuốc đúng theo cách mà các Dược sĩ tư vấn, tuyệt đối không được bẻ hoặc nhai hoặc mở viên nang vì có thể gây nguy hiểm cho người dùng.

Các loại thuốc dạng viên sủi

Đối với loại thuốc viên sủi, thuốc cần được làm tan hoàn toàn trong nước trước khi uống vào trong cơ thể. Tuyệt đối không bẻ nhỏ viên sủi hoặc bỏ nguyên viên uống trực tiếp vào miệng vì sẽ rất có hại cho đường tiêu hóa khi nước trong đường tiêu hóa không đủ để hòa tan thuốc và thuốc không thể phát huy hết tác dụng.

Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc

Kênh thông tin Y dược cho biết, những loại thuốc có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc cũng là một trong những loại thuốc tuyệt đối không được bẻ hoặc nhai khi uống. Những thuốc thuộc dạng này đa phần là các loại thuốc điều trị ung thư, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc gây độc tế bào. Việc nhai hoặc nghiền các loại thuốc này có thể tạo ra các hạt phân tử gây hại cho người do hít phải các phân tử này.

Thận trọng với việc nghiền nhỏ hay bẻ thuốc khi dùng

Thận trọng với việc nghiền nhỏ hay bẻ thuốc khi dùng

Ngoài ra, còn có một số loại thuốc rất đắng hay có mùi khó chịu thì mọi người cũng không nên nghiền nhỏ và nhai khi sử dụng, ví dụ như: Thuốc ZINNAT (cefuroxim), REMERON (mirtazapine) hoặc các loại thuốc có chứa dược chất gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa như FOSAMAX (alendronate).

Các loại thuốc phải uống nguyên vẹn cả viên vì nếu như bẻ hoặc nghiền nhỏ sẽ rất khó uống như: BETAPEN-VK (Penicillin V), CIPRO (ciprofloxacin), CEFTIN (cefuroxime), DESYREL (trazodone), EQUANIL (meprobamate), BERBERIN (berberin)

Trên đây là thông tin những loại thuốc không được bẻ hoặc nhai khi uống bệnh nhân cần lưu ý. Khi uống thuốc cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc trước khi dùng.

Nguồn: truongcaodangduocsaigon.vn

Categories: Tin tức Y Dược