Khám sức khỏe định kỳ: Bao lâu khám 1 lần?

Khám sức khỏe định kỳ là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm, đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại và phát hiện nguy cơ tiềm ẩn cho tương lai.

 

Vì sao nên khám sức khỏe định kỳ?

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, Sức khỏe, là tài sản quý giá của mỗi người, là nền tảng để học tập, làm việc, và trải nghiệm cuộc sống. Khám sức khỏe định kỳ thể hiện trách nhiệm cá nhân đối với sức khỏe. Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn việc chữa trị. Ngay cả khi có vẻ khỏe mạnh, người ta vẫn có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ bệnh tật. Nhiều bệnh nặng có thể được phát hiện ngẫu nhiên qua các phương tiện như siêu âm, chụp X-quang khi khám sức khỏe, ngay cả khi không có triệu chứng gì.

Khám sức khỏe định kỳ giúp hiểu rõ tình trạng sức khỏe cá nhân. Thông qua kiểm tra toàn diện, khám chuyên khoa, xét nghiệm, và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, người ta có thể đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại và dự đoán nguy cơ bệnh tật trong tương lai. Việc phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng giúp ngăn chặn những hậu quả tồi tệ và duy trì chất lượng cuộc sống.

Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm mang lại cơ hội điều trị và giảm nguy cơ tái phát. Đồng thời, dự đoán nguy cơ bệnh giúp người khám sức khỏe thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh.

Nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần?

Chuyên gia y tế khuyến nghị mỗi người thực hiện khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao hoặc muốn tầm soát ung thư. Tần suất khám sức khỏe định kỳ cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, môi trường làm việc, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bản thân và gia đình.

  1. Độ Tuổi 18-30:
    • Tập trung vào các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, viêm gan C, lậu, giang mai.
    • Kiểm tra sức khỏe sinh sản và tiền hôn nhân.
  2. Độ Tuổi 30-40:
    • Tầm soát các bệnh lý có thể xuất hiện sớm như bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, gout.
    • Phụ nữ tầm soát ung thư phụ khoa.
  3. Tuổi Trung Niên:
    • Tầm soát các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, xương khớp.
    • Tầm soát ung thư gan, dạ dày, vòm họng, phổi, tuyến tiền liệt ở nam giới.

Theo các giảng viên tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, người có nguy cơ cao như tiền sử bệnh lý, hút thuốc, uống rượu, ít vận động, ăn chất béo nên khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm vấn đề sức khỏe và đảm bảo chăm sóc hiệu quả.

Quy định khám sức khỏe định kỳ theo thông tư mới nhất

Sức khỏe không chỉ là tài sản cá nhân mà còn là tài sản chung của tổ chức, công ty, và doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, sự tập trung vào kinh doanh và sản xuất hiệu quả chỉ có thể đạt được khi sức khỏe của người lao động được đảm bảo và được quan tâm đầy đủ. Theo quy định của Thông tư 19/2016/TT-BYT về quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, người lao động sẽ được kiểm tra sức khỏe trước khi được phân công công việc, đồng thời cũng cần thực hiện các khám định kỳ và khám nghề nghiệp.

Theo Luật An toàn và Vệ sinh Lao động 2015, mọi người lao động cần được kiểm tra sức khỏe ít nhất một lần hàng năm. Đối với những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, người lao động khuyết tật, người chưa thành niên, hoặc người lao động cao tuổi, việc kiểm tra sức khỏe cần được thực hiện ít nhất 6 tháng một lần. Người lao động nữ cũng cần được kiểm tra sức khỏe chuyên khoa sản. Đối với những người lao động thường xuyên tiếp xúc với nguy cơ bệnh nghề nghiệp, quy định bao gồm cả việc kiểm tra và phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Chi phí cho các hoạt động kiểm tra sức khỏe và phát hiện bệnh nghề nghiệp sẽ được doanh nghiệp chi trả, theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn và sức khỏe của người lao động.

Categories: Tin tức Y Dược