Bệnh bạch biến là gì? Phương pháp điều trị và tác dụng phụ

Bệnh bạch biến là một bệnh da phổ biến, thường không nguy hiểm nhưng đòi hỏi thời gian điều trị dài hạn và có thể xuất hiện tác dụng phụ không mong muốn.

Tổng quan về bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến là gì?

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, Bệnh bạch biến là một loại chứng bệnh da phổ biến, dẫn đến mất màu da ở những vùng cụ thể như mặt, mặt sau của bàn tay và nách. Mặc dù không gây nguy hiểm và có thể điều trị, nhưng một số trường hợp có thể tái phát ở vùng mặt và cổ. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ, và nó thường tiến triển mạn tính, tăng cường vào mùa hè và giảm nhẹ vào mùa đông.

Bệnh bạch biến được phân chia thành hai thể chính: thể khu trú và thể lan tỏa.

  • Thể khu trú bao gồm các dạng bạch biến từng điểm, bạch biến thể đoạn, và thể niêm mạc.
  • Thể lan tỏa bao gồm các dạng như thể ở các cực, thể thông thường, thể hỗn hợp, và bạch biến toàn thể.

Triệu chứng của bệnh bạch biến

  • Vùng da nhỏ bị mất màu và sắc tố, chuyển thành màu trắng.
  • Các mảng da bạch biến thường không có cảm giác, không đau, không ngứa.
  • Mảng da bạch biến đa dạng về kích thước, thường lan rộng và tạo thành mảng lớn không có hình thù xác định.
  • Mảng da bạch biến thường xuất hiện đối xứng ở hai bên trên cơ thể.
  • Lông, tóc ở vùng da bị bạch biến cũng mất sắc tố.

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến

  • Nguyên nhân chính chưa được xác định chính xác.
  • Bệnh có thể xuất phát từ việc mất tế bào da sản xuất melanin (sắc tố da).
  • Bệnh có thể di truyền trong gia đình và liên quan đến các bệnh tự miễn dịch như viêm tuyến giáp tự miễn.
  • Phổ biến hơn ở người có màu da sậm và thường xuất hiện ở người dưới 20 tuổi.
  • Bệnh không lây nhiễm cho người xung quanh và chỉ ảnh hưởng ngoài da.

Phương pháp điều trị và các tác dụng phụ

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị triệu chứng bệnh bạch biến, và tỷ lệ đáp ứng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị có thể được áp dụng, cùng với một số tác dụng phụ có thể xảy ra:

Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc tăng cảm ứng với ánh sáng như meladinine, melagenina, kết hợp với chiếu tia cực tím tại vùng bạch biến cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên. Tác dụng phụ có thể gồm chán ăn, tăng men gan, vàng da, đỏ và rát ở các vùng bạch biến. Do đó, cần sử dụng các thuốc chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch.

Kết hợp thuốc bôi Corticoid với các liệu pháp như laser CO2, UVB phổ hẹp và vitamin D3 cho bạch biến khu trú cũng được xem xét. Lưu ý rằng thuốc có thể gây viêm da, ngứa, bong da, khô da, giảm sắc tố, rậm lông, viêm nang lông, rạn da, đục thủy tinh thể, mụn trứng cá và vết trắng do co mạch, nên sử dụng có hạn chế, đặc biệt là ở trẻ em.

Bệnh nhân bạch biến cần sử dụng thuốc uống chống nắng, kết hợp với thuốc chống nắng bôi ngoài da, để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.

Phương pháp khác

Trị liệu tâm lý: Bệnh bạch biến ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, làm mất tự tin và chất lượng cuộc sống. Tư vấn và điều trị tâm lý đóng vai trò quan trọng để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong cuộc chiến với bệnh tật.

Cấy tế bào sắc tố da: Phẫu thuật chuyển tế bào sắc tố từ vùng da lành đến vùng da bạch biến. Đòi hỏi chi phí và kỹ thuật cao, có thể gây sẹo, nhiễm trùng, và sắc tố da bất thường nếu thất bại.

Xăm thẩm mỹ: Phương pháp che đi các vết bạch biến, đặc biệt ở bạch biến niêm mạc. Cần xem xét tác dụng phụ có thể xảy ra.

Làm mất sắc tố: Đối với bệnh nhân có vết bạch biến rộng và khó điều trị, có thể sử dụng Este Etyl monobenzone (MBEH) hóa học hoặc vật lý. Bôi lên vùng da có sắc tố 2-3 lần/ngày, tránh ánh nắng mặt trời. Hiệu quả thường xuất hiện sau 1-4 tháng, cần dừng thuốc nếu không có kết quả. Duy trì MBEH 2 lần/tuần khi đạt được mức độ mất sắc tố mong muốn.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Theo các giảng viên tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Duy trì một thói quen sinh hoạt tích cực có thể giúp hạn chế dịch bệnh bạch biến. Để thực hiện điều này:

  • Sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 15 cho vùng da bị bạch biến.
  • Đội mũ nón và mạc quần áo dài khi điê ra ngoài dưới ánh nắng mặt trời.
  • Liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng mới nào như da đỏ, bỏng rọp, vì thuốc điều trị có thể gây ra các phản ứng phụ.

truongcaodangyduocsaigon.com.vn tổng hợp

Categories: Tin tức Y Dược