Thuốc nhỏ mũi Otilin: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Otilin là loại thuốc nhỏ mũi, vậy nó có thành phần và công dụng như thế nào? Hãy cùng khám phá thông tin chi tiết về tác động của thuốc nhỏ mũi Otilin qua nội dung bài viết dưới đây.

Thuốc nhỏ mũi Otilin

Theo các Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, Otilin, là một loại thuốc nhỏ mũi, được sản xuất dưới dạng dung dịch không màu và không mùi, có vị hơi mặn và đắng. Thành phần chính của thuốc là Xylometazolin hydroclorid với nồng độ 0,05%.

Công dụng của thuốc nhỏ mũi Otilin

Thuốc nhỏ mũi Otilin và xịt có công dụng trong việc điều trị và giảm các triệu chứng sau:

  • Nghẹt mũi: Giảm sự tắc nghẽn mũi, giảm xung huyết mũi do viêm xoang, viêm mũi cấp tính hoặc mãn tính, dị ứng đường hô hấp trên, cảm lạnh, cảm cúm, viêm tai giữa hoặc đau đầu.
  • Giảm sưng: Giảm sưng, hỗ trợ quan sát niêm mạc mũi và họng trước khi thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật chẩn đoán.
  • Hỗ trợ thông lỗ vòi nhĩ: Giúp thông lỗ vòi nhĩ bị tắc ở người bệnh viêm tai.
  • Giảm sung huyết màng kết mạc: Nếu nhỏ vào kết mạc mắt, thuốc giúp làm giảm tình trạng sung huyết màng kết mạc.

Liều dùng của thuốc nhỏ mũi Otilin

Liều dùng của thuốc nhỏ mũi Otilin được quy định như sau:

  • Trẻ dưới 6 tuổi: Không được sử dụng.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Áp dụng 1 – 2 giọt vào mỗi bên mũi, thực hiện khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày, không sử dụng quá 5 ngày trừ khi có ý kiến tư vấn của bác sĩ.
  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Sử dụng 1 – 2 giọt cho mỗi bên mũi, thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, không vượt quá 7 ngày.

Lưu ý, sau khi mở nắp, thời gian sử dụng không nên vượt quá 28 ngày để đảm bảo hiệu quả và an toàn của thuốc.

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc nhỏ mũi Otilin

Theo các giảng viên tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Việc sử dụng thuốc nhỏ mũi Otilin có thể gây ra một số tác dụng phụ, nhưng thường là nhẹ và không nghiêm trọng. Sau đây là một số phản ứng không mong muốn khi sử dụng thuốc

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Bị kích ứng tại chỗ vùng niêm mạc mũi tiếp xúc.
  • Khô niêm mạc mũi.
  • Khi sử dụng lâu dài, có thể xuất hiện lại phản ứng xung huyết.

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Hắt hơi.
  • Vùng niêm mạc tiếp xúc có thể trải qua cảm giác rát, bỏng, khô, và thậm chí có thể xuất hiện các vết loét.
  • Viêm mũi và vùng niêm mạc sưng đỏ nếu sử dụng trong thời gian dài – đây là dấu hiệu của phản ứng xung huyết.

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Phản ứng trên toàn thân khi thuốc thấm vào vùng họng, bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hồi hộp, đánh trống ngực, loạn nhịp, tăng huyết áp.

Những triệu chứng nhẹ thường tự giảm đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp hiếm gặp có phản ứng toàn thân, cần theo dõi và đề phòng để được hỗ trợ điều trị.

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, quan trọng nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ. Người bệnh không nên tự y áp dụng thuốc mà không có sự tư vấn chuyên nghiệp, tránh tự y áp dụng và dùng quá liều, có thể gây ra nguy hiểm cho sức khỏe.

Tổng hợp bởi: truongcaodangyduocsaigon.com.vn

Categories: Tin tức Y Dược