Protein máu là gì? Chỉ số bình thường là bao nhiêu?

Protein máu là các protein có trong huyết tương, giữ vai trò vô cùng quan trọng và được xem như một chỉ số quan trọng của cơ thể. Sự thay đổi trong chỉ số protein máu có thể kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Protein máu là gì?

Theo bác sĩ,  giảng viên tai trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, Máu là một thành phần vô cùng quan trọng trong cấu trúc cơ thể, lưu thông qua các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch để thực hiện các chức năng sinh lý thiết yếu. Nó không chỉ vận chuyển chất dinh dưỡng đến các mô mà còn đưa các chất cặn bã từ các mô đến các cơ quan bài tiết để loại bỏ ra khỏi cơ thể. Chức năng chính của máu bao gồm bài tiết, bảo vệ, điều hòa và cung cấp dinh dưỡng.

Trong máu, protein huyết tương đóng vai trò rất quan trọng với các chức năng như:

  • Tham gia vào cấu tạo của cơ thể.
  • Tạo ra áp lực keo, hỗ trợ quá trình vận chuyển và trao đổi muối nước.
  • Tham gia vào hệ thống đệm, giúp duy trì cân bằng pH cho máu.
  • Đóng vai trò bảo vệ cơ thể, với globulin là yếu tố miễn dịch và fibrinogen tham gia vào quá trình đông máu, giúp cầm máu khi bị xây xước hoặc chấn thương.
  • Vận chuyển hormone và enzyme, cũng như các loại thuốc như thuốc kháng sinh, coumarin, salicylate, và thuốc ngủ.
  • Chúng phục vụ nhiều chức năng khác nhau, bao gồm vận chuyển chất béo, nội tiết tố, vitamin và khoáng chất, cũng như hỗ trợ hoạt động và chức năng của hệ thống miễn dịch. Một số protein máu khác hoạt động như enzyme, thành phần bổ sung, chất ức chế protease hoặc tiền chất kinin

Trong các protein máu, albumin huyết thanh chiếm 55% tổng lượng protein, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu của huyết tương, hỗ trợ vận chuyển lipid và hormone steroid. Globulin chiếm 38% protein trong máu, đảm nhận việc vận chuyển ion, hormone và chất béo, đồng thời hỗ trợ chức năng miễn dịch. Fibrinogen, chiếm 7% protein trong máu, là yếu tố cần thiết cho quá trình đông máu thông qua việc chuyển đổi fibrinogen thành fibrin không hòa tan.

Protein máu bình thường là bao nhiêu?

Ở người bình thường, nồng độ protein huyết tương dao động trong khoảng từ 60 đến 80 g/l, trong đó albumin chiếm từ 38 đến 54 g/l và globulin từ 26 đến 42 g/l.

Để phân tích và định lượng các thành phần protein huyết tương, có thể sử dụng phương pháp điện di. Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp như đa u tuỷ xương, bệnh gan (xơ gan, viêm gan…), bệnh thận (hội chứng thận hư nhiễm mỡ, viêm cầu thận…), suy kiệt, và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Về việc lấy mẫu máu: Mẫu máu được lấy vào buổi sáng, khi đói, với khoảng 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

Ý nghĩa xét nghiệm protein máu

Theo các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Xét nghiệm định lượng protein toàn phần và albumin huyết tương có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chức năng tổng hợp của gan.

Bên cạnh đó, việc định lượng protein trong máu còn giúp đánh giá nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau khi nồng độ protein máu có sự tăng hoặc giảm.

Protein máu giảm trong các trường hợp sau:

  • Giảm cung cấp protein cho cơ thể xảy ra trong các trường hợp như suy dinh dưỡng, cơ thể suy kiệt, rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu.
  • Bệnh lý gây giảm sản xuất protein bao gồm các bệnh lý làm giảm chức năng gan như xơ gan và viêm gan mạn.
  • Các bệnh lý về thận gây mất protein ra ngoài qua nước tiểu như hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn.
  • Sự giảm protein máu còn có thể do suy dinh dưỡng, suy kiệt do ung thư, viêm gan mạn và xơ gan.
  • Các bệnh lý gây tăng việc sử dụng protein như đái tháo đường giai đoạn muộn và ung thư cũng có thể dẫn đến giảm nồng độ protein máu.

Ngoài ra, nồng độ protein máu tăng trong các trường hợp như đa u tuỷ xương và u tương bào

truongcaodangyduocsaigon.com.vn tổng hợp

Categories: Tin tức Y Dược