Những tác động xấu đến cơ thể từ thói quen ăn mặn

Nhiều người nghĩ rằng ăn mặn chỉ là một thói quen bình thường không gây hại gì mà không biết rằng thói quen này có thể gây ra rất nhiều tác động không tốt cho sức khỏe.

Những tác động xấu đến cơ thể từ thói quen ăn mặn

Những tác động xấu đến cơ thể từ thói quen ăn mặn

Muối là một loại gia vị cần thiết trong cuộc sống, mỗi ngày chúng ta cần phải cung cấp cho cơ thể một lượng muối nhất định tùy thuộc vào cân nặng của mỗi người. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, thói quen ăn mặn có thể dẫn tới nhiều hệ lụy mà cơ thể khó lường trước được như đột quỵ, bệnh thận, cao huyết áp, ung thư dạ dày,… 

Làm tăng huyết áp

Thói quen ăn mặn thường xuyên làm tăng huyết áp. Hiện tượng huyết áp cao gây nguy hiểm cho cơ thể như có thể dẫn tới nguy cơ đau tim, đột quỵ và bệnh thận. chúng ta có thể phân tích như sau, việc ăn nhiều muối làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào với natri. Muối ăn chứa hai thành phần là natri và clora, trong đó, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn đến tăng huyết áp.

Làm tăng nguy cơ đột quỵ

Kênh thông tin Y dược cho biết, người có thói quen ăn mặn có tỷ lệ mắc đột quỵ não cao, con số này có thể lên tới 62 %. Chính vì vậy, để phòng ngừa đột quỵ, chúng ta cần tập thói quen ăn nhạt dần, nhất là khi trong nhà có trẻ nhỏ hoặc người già khi mà thận làm việc không được tốt.

Gia tăng các vấn đề về tim mạch

Cùng với việc làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ thì thói quen ăn mặn còn gây ra rất nhiều các vấn đề về tim mạch. Bởi khi ăn mặn, cơ thể cần thêm một lượng nước lợn để dung hòa bớt lượng muối dư thừa. Điều này làm tăng khối lượng máu tuần hoàn và khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Quá trình này nếu kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến tâm thất trái to lên, dẫn đến hiện tượng suy tim. Tâm thất trái có thể trở lại bình thường nếu chúng ta phát hiện và giảm lượng muối nạp vào cơ thể.

Gây ra các vấn đề về Thận

Thận là cơ quan chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen ăn Mặn. Bởi khi cơ thể nạp quá nhiều muối, dẫn đến việc cơ thể phải thu nạp nhiều nước, dẫn tới tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Cần lưu ý, nếu bản thân hoặc gia đình có tiền sử bị các bệnh về thận nếu vẫn duy trì thói quen ăn mặn thì chắc chắn rằng bệnh tình sẽ ngày một nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Những bệnh nhân này cần thay đổi thói quen để thận và các chức năng của thận được cải thiện hơn.

Gây bệnh dạ dày

Hiện tượng dư thừa muối trong cơ thể có thể dẫn tới sự tương tác giữa muối với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Đây cũng chính là nguyên nhân của 80 – 90% các trường hợp mắc viêm loét dạ dày, tá tràng. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy những ai thường xuyên ăn đồ ăn mặn có nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác.

Thói quen ăn mặn làm gia tăng huyết áp

Thói quen ăn mặn làm gia tăng huyết áp

Khiến xương bị suy yếu

Các giảng viên Cao đẳng Dược cảnh báo thói quen ăn quá mặn gây ảnh hưởng trực tiếp tới mật độ canxi trong xương dẫn dần sẽ dẫn tới xương yếu hơn, loãng xương và kém chắc khỏe hơn, dễ gãy và sinh ra các bệnh liện quan tới hệ thống xương.

Gây bệnh hen suyễn

Sử dụng nhiều đồ ăn mặn trong chế độ ăn hằng ngày gây ra tác hại kích hoạt cơn hen suyễn. Ngoài ra, bệnh hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, xương, tim mạch,… và nhiều bệnh lý khác.

Trên đây là một số tác hại của thói quen ăn mặn gây ra một loạt các hệ lụy đối với sức khỏe. Để hạn chế các tác hại mà thói quen này gây ra, mỗi chúng ta cần thay đổi ngay thói quen ăn mặn bằng việc áp dụng vào mỗi bữa ăn hằng ngày.

Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn

Categories: Tin tức Y Dược