Những ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao?
Sơ nét về bệnh ung thư vú
Thông thường nam giới vẫn có một số lượng nhỏ mô vú tuy nhiên ở nữ giới phát triển mạnh các mô vú. Khi các tế bào tuyến vú phát triển một cách không được kiểm soát, tạo ra các khối u ác tính, các khối u này có khả năng xâm lấn xung quanh đồng thời di căn xa và tình trạng bệnh lý này được gọi là bệnh ung thư vú.
Theo giảng viên Cao đẳng Dược chia sẻ thì thông thường các tế bào tuyến vú được sinh ra và mất đi theo một chu trình đã được xác định từ trước. Việc sinh ra tế bào tuyến vú vừa đủ sẽ giúp cân bằng giữa số lượng tế bào sinh ra và tế bào chết đi. Tuy nhiên khi xuất hiện gen đột biến, đồng thời thêm một số điều kiện để vượt qua được hệ thống kiểm soát miễn dịch của cơ thể, các tế bào tuyến vú sẽ được sản sinh liên tục một cách mất kiểm soát, từ đó tạo thành các khối u bao gồm rất nhiều tế bào không bình thường. Đây chính là các khối u ác tính, hay còn được gọi là ung thư vú. Các tế bào này hoàn toàn có thể xâm lấn vào mạch máu, các mạch bạch huyết xung quanh đồng thời di chuyển đến những vùng xa vị trí khối u ban đầu, từ đó sản sinh ra các khối di căn.
Những nhóm đối tượng nào dễ mắc bệnh ung thư vú?
Theo thông tin từ bác sĩ Anh Tú – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng thì một số yếu tổ sau có khả năng sẽ ảnh hưởng đến việc mắc bệnh ung thư vú:
Người béo phì: Nguyên nhân là do người béo sản sinh ra nhiều Estrogen hơn so với phụ nữ khác. Đồng thời béo phì cũng là nguyên nhân gây tăng nguy cơ bị mỡ máu, tim mạch, bệnh ung thư khác như đại trực tràng, buồng trứng, gan,…
Người béo phì có nguy cơ ung thư vú
Tuổi tác: Tuy rằng bệnh có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng thường gặp ở người phụ nữ độ tuổi trên 45 tuổi, nam từ 60 – 70 tuổi. Hiện nay đang có xu hướng ngày càng nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư vú. Nhất là những người phụ nữ không có con; phụ nữ sinh con đầu ở độ tuổi sau 30,; phụ nữ có con nhưng không cho con bú trực tiếp cũng sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú nhiều hơn người co con bú.
Do bệnh: Những người bị viêm xơ, áp se vú… nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo ra các tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và có thể tiến triển thành ung thư. Người bị ung thư buồng trứng, vòi trúng, hoặc từng được xạ trị ở vùng ngực cũng có nguy cơ cao.
Di truyền: Người mà trong gia đình có người thân như ông bà, cha mẹ,….có tiền sử mắc ung thư vú thì người đó cũng có nhiều khả năng mắc bệnh, thậm chí đến 80% nguy cơ mắc bệnh (nếu mang gen đột biến).
Dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn: Người dậy thì trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi thì cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Lý do là hormone Estrogen và Progesterone đã tác động lâu dài đến cơ thể của đổi tượng này.
Lối sống: Người sử dụng nhiều calo, lười vận động, người hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia, hoặc bị căng thẳng kéo dài cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Nhiễm phóng xạ: Phóng xạ từ tia X dẫu rằng là rất thấp, nhưng nữ giới cũng cần phải hạn chế tiếp xúc với môi trường phóng xạ để tránh nguy cơ mắc bệnh.
Trên là một số thông tin mà Phòng truyền thông Cao đẳng Y Dược tổng hợp về các nhóm dễ mắc bệnh cũng như các yếu tố nguy cơ dẫn tới tổn thương xảy ra ung thư vú. Người trong nhóm nguy cơ cần khám định kỳ để phát hiện sớm và có phương hướng điều trị ngay giúp tỷ lệ khỏi bệnh càng cao.