Điều trị tê bì chân tay: Những điều cần biết

Tê bì chân tay là triệu chứng thường gặp trong các bệnh thần kinh, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Việc điều trị hiệu quả phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây tê bì chân tay

Tê bì chân tay sinh lý

Theo Dược sĩ, giảng viên tai trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, Tê bì chân tay sinh lý có thể xảy ra trong các tình huống như:

  • Ngồi, đứng quá lâu, ngủ sai tư thế, làm việc liên tục với máy tính, lái xe trong nhiều giờ, lao động nặng, ngồi xổm quá lâu, khiến mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, gây cản trở tuần hoàn máu.
  • Ảnh hưởng của thời tiết như trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết đột ngột, gây rối loạn cảm giác và tê bì chân tay.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Tê bì chân tay bởi chèn ép dây thần kinh

Tê bì chân tay do chèn ép dây thần kinh thường gặp như

  • Rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, rối loạn lipid máu, béo phì, xơ vữa động mạch.
  • Viêm đa rễ thần kinh, đa dây thần kinh.
  • Thiếu hụt các dưỡng chất như B1, B12, canxi, axit folic, kali, đặc biệt ở những người có sức khỏe yếu như người già, trẻ nhỏ, người suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai.
  • Các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp.
  • Nhiễm trùng do virus, lao, phong, thương hàn.
  • Nhiễm độc kim loại nặng như thủy ngân, đồng.

Biểu hiện tê bì chân tay

Ban đầu, tê bì chân tay xuất hiện ở mức độ nhẹ, với cảm giác tê ở đầu ngón tay như bị kim châm, kiến bò hoặc nhức mỏi. Dần dần, tình trạng tê trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó chịu và lan rộng từ ngón tay, ngón chân đến cả bàn tay, bàn chân, cánh tay và cẳng chân. Người bệnh có thể mất dần cảm giác ở các chi, đồng thời gặp khó khăn trong việc cử động.

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân còn gặp các triệu chứng kèm theo như đau thắt lưng, đau vai gáy, và đau dọc theo đường dây thần kinh tọa.

Điều trị tê bì chân tay

Việc điều trị tê bì chân tay phải dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh. Đối với trường hợp tê bì sinh lý, không cần dùng thuốc. Người bệnh chỉ cần tăng cường hoạt động thể chất, luyện tập thể dục đều đặn, và thực hiện xoa bóp chân tay, các triệu chứng sẽ dần giảm đi và biến mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc tái diễn thường xuyên, có khả năng là dấu hiệu của bệnh lý, nên được thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Điều trị triệu chứng và phục hồi

  • Dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid.
  • Kết hợp với paracetamol.
  • Bổ sung vitamin nhóm B (uống hoặc tiêm).
  • Các loại thuốc giãn mạch ngoại vi.

Điều trị theo nguyên nhân

Theo các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây tê bì chân tay:

  • Biến chứng tiểu đường: Kiểm soát tốt đường huyết, dùng thuốc ổn định tiểu đường, ăn kiêng, tăng cường vận động.
  • Do rối loạn chuyển hóa lipid máu: Kiểm soát mức lipid máu an toàn.
  • Do thiếu vitamin: Bổ sung vitamin cần thiết.
  • Do thoái hóa cột sống: Điều trị bệnh thoái hóa.
  • Do viêm khớp: Điều trị bệnh viêm khớp.
  • Do nhiễm độc: Điều trị nhiễm độc.
Categories: Tin tức Y Dược