Dị ứng thuốc và những vấn đề cần quan tâm
Thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng bên cạnh đó việc sử dụng thuốc còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó có vấn đề dị ứng thuốc.
- Nhiều Trường Đại Học tiếp tục cho sinh viên học Online
- Nên hay không nên cho trẻ dùng kháng sinh mỗi khi bị ốm?
- Những công việc làm thêm phù hợp với sinh viên Y Dược
Những thông tin về vấn đề dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc là như thế nào?
Theo như lời các giảng viên Cao đẳng Dược cho biết thì việc sử dụng thuốc để chữa bệnh là điều không thể thiếu. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc với vô vàn những tác dụng khác nhau, nhưng mục đích chính của việc sử dụng thuốc đó là điều trị bệnh. Tuy nhiên, cùng với việc có nhiều loại thuốc thì nguy cơ dị ứng thuốc cũng tăng cao. Dị ứng thuốc có thể chỉ là mẩn ngứa đơn giản, cũng có thể khiến tính mạng của người bệnh bị đe dọa.
Thực tế cho thấy, 10 – 20% người sử dụng thuốc sẽ gặp phải các triệu chứng dị ứng, tùy cấp độ khác nhau. Điều đáng ngại là người sử dụng không hề biết mình bị dị ứng với thuốc đó cho đến khi chúng biểu hiện ra ngoài. Nhiều trường hợp đến chính bác sĩ còn “ẩu” trong việc dùng thuốc cho đến khi có các biểu hiện dị ứng mới “chợt nhớ” ra là mình đã từng bị dị ứng với thuốc này. Cho nên tình trạng bệnh nhân bị dị ứng khi sử dụng thuốc là không tránh khỏi và có thể gặp thường ngày.
Làm thế nào để biết mình có bị dị ứng thuốc hay không?
Tùy vào cơ địa từng người, dị ứng sẽ biểu hiện ở những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Có thể nói, triệu chứng dị ứng thuốc rất đa dạng, nhẹ là các kích ứng gây buồn nôn, nôn, mẩn ngứa, nặng có thể sốt cao, hôn mê, tổn thương các cơ quan như thận, gan… dẫn đến tử vong.
Một số biểu hiện dị ứng thuốc thường thấy như: cơ thể đột ngột nổi ban đỏ ngứa, nhất là các vùng quanh mắt, quanh miệng, ở gan bàn chân, bàn tay, da đầu,… Hoặc một số triệu chứng như bốc hỏa ở vùng mặt, vùng trên ngực, có thể đi kèm với ngạt sổ mũi, đỏ mắt, chảy nước mắt… những triệu chứng này cũng có thể bắt gặp ở những trường hợp bị dị ứng thức ăn, dị ứng với môi trường xung quanh.
Ngoài ra, sau khi bị dị ứng thuốc, nhiều người bệnh còn có cảm giác bồn chồn, lo lắng, sợ sệt sau khi dùng thuốc và sau đó có cảm giác khó thở. Nặng hơn sẽ sốt cao tới 38 – 39oC, kèm theo cảm giác mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau xương khớp và nổi nhiều hạch.
Trường hợp nào có nguy cơ cao bị dị ứng thuốc?
Theo thông tin Y dược cho biết thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới dị ứng, nhưng cơ địa của người sử dụng thuốc là yếu tố chủ yếu khiến bệnh nhân mắc phải dị ứng thuốc. Đặc biệt, những người có tiền sử về dị ứng sẽ có khả năng dị ứng cao hơn khi sử dụng thuốc.
Có một sự thống kê hết sức thú vị là tỉ lệ dị ứng ở nữ nhiều hơn so với ở nam. Có thể nói, tuổi tác và giới tính cũng có vai trò rõ rệt trong nguy cơ mắc dị ứng.
Những thông tin về vấn đề dị ứng thuốc
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc không đúng theo chỉ định của các bác sĩ, sử dụng một cách tùy tiện như không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, dùng quá liều lượng, dùng kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc trong thời gian kéo dài, kết hợp nhiều loại thuốc một lần mà không biết chúng phản ứng chéo, tương kỵ lẫn nhau cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng thuốc.
Điều trị và phòng ngừa dị ứng thuốc như thế nào?
Khi bị dị ứng thuốc, cách tốt nhất đó là nhanh chóng tới bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ tư vấn và có phương án xử lý kịp thời, hạn chế nguy cơ gây tử vong.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa tình trạng dị ứng thuốc xảy ra, mọi người cần sử dụng thuốc một cách khoa học, theo đúng lời chỉ dẫn của các dược sĩ hay bác sĩ chuyên khoa.
Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, không tự ý mua và sử dụng thuốc dưới mọi hình thức khi không có sự hướng dẫn và chỉ thị của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là thuốc kháng sinh hay thậm chí là những loại thuốc nhỏ mắt hay thuốc bôi ngoài da.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề dị ứng thuốc được các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ. Hi vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp cho các bạn có thể sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn