Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng xương chân đau nhức

Đau nhức trong xương là một vấn đề khá thường gặp ở những người mắc bệnh viêm khớp gối, thoát vị đĩa đệm thắt lưng, loãng xương…khiến người bệnh phải chịu đựng cơn đau nhức vô cùng khó chịu.

Tình trạng đau nhức xương ống chân

Tình trạng đau nhức xương ống chân

Xương chân đau nhức là do đâu?

Đau nhức trong xương ống chân có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về xương khớp. Trong đó, phổ biến nhất là các căn bệnh sau:

  • Loãng xương
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
  • Bệnh gút
  • Bệnh viêm khớp gối
  • Thoái hóa khớp
  • Bệnh ung thư xương
  • Các bệnh lý khác ngoài khớp: Bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh xơ vữa động mạch

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết không phải trường hợp nào bị đau nhức xương ông chân cũng là do các bệnh lý trên gây ra. Đôi khi những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng là nguyên nhân khiến ống xương chân bị đau nhức. Ví dụ như:

  • Thời tiết chuyển mùa
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
  • Đau nhức trong xương ống chân do bị chấn thương: Các chấn thương do tại nạn, té ngã hoặc chịu lực tác động mạnh có thể gây tổn thương xương chân kèm theo những cơn đau nhức xuất hiện trong thời gian dài.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi và vitamin D khiến bạn có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về xương khớp, trong đó bao gồm cả chứng đau nhức xương chân. Nguyên nhân này thường được bắt gặp ở chị em phụ nữ có thai hoặc sau sinh.
  • Do xương và sụn phát triển quá nhanh

Làm thế nào để khắc phục tình trạng đau nhức xương ống chân?

Để khắc phục chứng đau nhức trong xương chân, các chuyên gia khuyên các bạn cần:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như thịt, cá, ngũ cốc, tôm, cua, các loại hạt, đậu phụ để xương chân chắc khỏe và bớt bị chấn thương. Hạn chế tiêu thụ bia rượu và các chất kích thích trong thời gian bị bệnh.
  • Không làm việc quá sức, nghỉ ngơi nhiều hơn trong những ngày xương ống chân bị đau nhức. Sau mỗi giờ làm việc bạn nên dành ra vài phút xoa bóp chân để kích thích lưu thông máu và giúp cơ bắp chân được thư giãn.
  • Tránh các bộ môn thể thao có cường độ vận động mạnh hoặc gây áp lực nhiều đến đôi chân như đá bóng, tennis.
  • Không để đầu óc bị căng thẳng, stress. Tâm lý không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến thần kinh trung ương và khiến cơn đau trong xương ống chân trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chườm lạnh, chườm nóng vào khu vực bị đau mỗi ngày 2 – 3 lần cũng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn
  • Thay vì tắm nước lạnh, hãy dùng nước ấm để tắm rửa hàng ngày. Thói quen này giúp toàn bộ cơ thể được thư giãn, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Như vậy sẽ giúp xương chân bớt đau và khỏe mạnh hơn.
  • Tránh đứng một chỗ lâu hoặc đi lại quá nhiều làm gia tăng áp lực lên xương ống chân.

dau-nhuc-xuong-ong-chan

Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng đau nhức xương ống chân

Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, với những trường hợp nặng, dù đã áp dụng những cách khắc phục đau nhức xương ống chân mà vẫn không có hiệu quả thì các có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị sau:

  • Thuốc giảm đau: Thông dụng nhất là Paracetamol hay Efferalgan. Chúng được sử dụng cho các trường hợp bị đau cấp tính ở mức độ nhẹ trong một đợt ngắn ngày.
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Naproxen, Ibuprofen hay Diclofenac. Ngoài tác dụng kháng viêm, nhóm thuốc này còn giúp giảm đau. Dùng thích hợp khi có biểu hiện sưng viêm ở khu vực đau.
  • Thuốc Corticoid: Thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh nhưng lại nhiều tác dụng phụ nên chỉ định dùng cho các trường hợp bị nặng theo đường tiêm ngoài màng cứng.
  • Thuốc làm giãn cơ: Bao gồm Myonal hay Mydocalm. Chúng giúp giảm đau bằng cách làm giãn các cơ ở khu vực bị đau.

Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn

 

Categories: Tin tức Y Dược