Dư luận xôn xao là “cơ hội vàng” của Giáo sư Hồ Ngọc Đại
GS.TSKH Hồ Ngọc Đại cho rằng, triết lý giáo dục của ông là dạy trẻ ở năm lớp 1, làm nền móng ban đầu để trẻ phát triển về sau và được sống là chính mình.
- Tâm thế tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng trước thềm năm học mới
- Xây dựng trường học thân thiện tại vùng cao Bắc Hà
- Hơn 1 triệu tỷ đồng được chi cho giáo dục trong vòng 5 năm
Dư luận xôn xao là “cơ hội vàng” của Giáo sư Hồ Ngọc Đại
Nền móng ban đầu để trẻ phát triển về sau
Chia sẻ trên các trang tin Cao đẳng Dược, GS.TSKH Hồ Ngọc Đại – chủ biên Chương trình Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD) đã có nhiều tâm sự về triết lý giáo dục, về bộ tài liệu, nhất là sau khi tranh cãi nổ ra trên mạng xã hội về cách đánh vần, các ký tự ô vuông, hình tròn, tam giác. Ông ví dụ về triết lý giáo dục của mình, trẻ con học gì là dùng cái đấy, học cho cuộc sống. Ví dụ: Trẻ học từ ba rồi, học đến ba – huyền – bà (từ bà), ba – sắc – bá (từ bá)… tập trung vào ngữ âm chứ không phải những cái khác. Đối với phụ huynh, không cần bố mẹ giúp đỡ dạy ở nhà nữa vì công việc dạy và học là của cô với trò và học đủ trên lớp rồi.
Trước làn sóng tranh luận về TV1-CNGD trong những ngày gần đây, GS. Hồ Ngọc Đại cho rằng, đây là “cơ hội vàng” để ông đưa ra đề nghị tổ chức lấy ý kiến trực tiếp của các trường, phụ huynh đã từng học qua chương trình này để trả lời cho nhân dân. Thực hiện công khai, minh bạch thẩm định chương trình này. Trước lộ trình áp dụng sách giáo khoa phổ thông mới năm 2020, GS.TSKH Hồ Ngọc Đại tự tin: “Sách của tôi là tồn tại vĩnh viễn, nếu để nhà trường, phụ huynh lựa chọn”. Suốt trong 10 ngày qua, những cuộc tranh luận liên tiếp nổ ra trên mạng xã hội sau khi clip cô giáo tiểu học dạy đánh vần “lạ”, kèm với đó là sự xuất hiện của các clip, hình ảnh khác về ký tự vuông, tròn, tam giác được học sinh “đọc” theo.
Nhiều phụ huynh cảm thấy lạ lẫm về cách học mới này, nhưng đây lại là sách TV1-CNGD do GS. Hồ Ngọc Đại làm chủ biên được áp dụng 40 năm qua. Hiện nay có với 8.000 trường tiểu học và gần 800.000 học sinh trên phạm vi cả nước đang theo học chương trình này. Theo ghi nhận từ ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Đồng Nai, Bộ GD&ĐT cho biết, Tài liệu TV1-CNGD đã được nhiều lần nghiệm thu, đánh giá và cho triển khai trong những năm qua. Là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhất là với học sinh vùng khó, vùng dân tộc thiểu số.
Cách đánh vần công nghệ giáo dục mang tính nửa vời
Khi tìm hiểu tài liệu tiếng Việt công nghệ giáo dục (CNGD) theo cuốn sách của GS Hồ Ngọc Đại và quan sát đoạn clip cô giáo dạy đánh vần lan truyền trên mạng, GS Nguyễn Văn Lợi đã có sự so sánh chi tiết.
Cách đánh vần công nghệ giáo dục mang tính nửa vời
Cụ thể, theo ghi nhận từ trang tin giáo dục Cao đẳng Y Dược Hà Nội, cách đánh vần truyền thống chú ý đến các thao tác cụ thể, dạy cách viết, cách đọc âm và cách kết hợp các âm thành âm tiếng. Trong khi đó, cách đánh vần CNGD xuất phát từ các khái niệm của ngữ âm học như âm tiết, âm vị, âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, phân biệt âm và chữ… Từ đó dạy các học sinh dùng các chữ để viết các âm. Cách dạy đánh vần này dựa trên những quan niệm mang tính học phái về tâm lí học sư phạm. Tuy nhiên trong thực tế, việc học ngôn ngữ ở trẻ em chủ yếu là sự bắt chước các thao tác từ người lớn, chứ không phải từ các khái niệm trừu tượng.
Theo GS Lợi cho rằng, việc dùng các khái niệm ngữ âm học dạy trẻ em đánh vần đẻ ra rất nhiều bất cập. Trước hết, bất cập ngay trong hệ thống khái niệm, thuật ngữ của cách dạy đánh vần theo CNGD. Theo đó GD Lợi đã nhấn mạnh, các khái niệm ngữ âm được sử dụng mang tính nửa vời, chơi vơi giữa các khái niệm, thuật ngữ khoa học (vốn trừu tượng) với khái niệm, từ ngữ thông thường (để nhiều người có thể hiểu, kể cả các cô giáo và nhất là trẻ em 6 tuổi).
Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn