Đem giấc mơ con chữ cho trẻ vùng cao Việt Nam
Uớc mơ đổi đời từ con chữ chưa bao giờ vơi với trẻ em vùng cao nước ta, động lực đó không chỉ đến từ sự quan tâm, đầu tư của TP mà còn nhờ sự tận tâm của những thầy cô giáo nơi này.
- Tâm thế tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng trước thềm năm học mới
- Xây dựng trường học thân thiện tại vùng cao Bắc Hà
- Hơn 1 triệu tỷ đồng được chi cho giáo dục trong vòng 5 năm
Đem giấc mơ con chữ cho trẻ vùng cao Việt Nam
Nhiều giáo viên trẻ sẵn sàng mang con chữ đến với các em HS nơi đây
Theo ghi nhận của trang tin Cao đẳng Dược, gần 30 năm gắn bó với trường Tiểu học Khánh Thượng B, cô Trần Thị Hường cảm nhận được sâu sắc những gian nan trên hành trình đem con chữ đến với trẻ em vùng cao nước ta. Từ ngày xã Khánh Thượng chưa hợp nhất về Thủ đô, cơ sở hạ tầng còn sơ khai, cho tới ngày xã phát phát triển một cách mạnh mẽ, khi những con đường đất đồi gò, gập ghềnh đá sỏi đã được kiên cố hóa và những mái trường cao 2 – 3 tầng đang dần thay thế nhà tranh, vách nứa.
Theo nhưng chia sẻ từ cô Hường, trước năm 2011, điểm trường Khánh Thượng B gần như nằm tách biệt, việc đi lại vô cùng khó khăn, nhất là vào những ngày mưa lớn. Để đến được điểm trường, các thầy cô phải đi qua 11 con suối, nước chảy xiết vào mùa mưa. “Nhiều hôm mưa lớn, Nhà trường buộc phải cho HS nghỉ học ở nhà để bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều giáo viên khác vẫn gắn bó với điểm trường này gần 30 năm qua. Thầy Nguyễn Hoàng Sâm – Hiệu trưởng trường Tiểu học Khánh Thượng B cho biết, nếu như nhiều năm về trước, việc tham gia giảng dạy tại điểm trường xa xôi, cách trở nhất của Hà Nội này là bắt buộc, giống như đi cơ sở, khoảng hai năm sẽ được điều động về làm việc tại điểm trường trung tâm; thì nay, ngày càng có nhiều giáo viên trẻ sẵn sàng về giảng dạy, bám trường, bám lớp, những mong sẽ mang con chữ đến với các em HS nơi đây.
Theo thông tin tìm hiểu của ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Cần Thơ – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên những năm trước, Nhà trường, thậm chí là giáo viên phải bỏ tiền túi ra mua sách vở và bút viết cấp cho HS. Đến nay, nhờ sự vào cuộc của nhà trường và gia đình, trên địa bàn xã Khánh Thượng nói riêng, huyện Ba Vì nói chung đã không còn trẻ bỏ học giữa chừng.
Tạo điều kiện tốt nhất để HS có cơ hội được phát triển toàn diện
Giáo viên giảng dạy tại vùng sâu, vùng xa nhiều khó khăn vất vả, tuy nhiên, chế độ chính sách được thụ hưởng hiện nay không khác nhiều so với giáo viên miền xuôi. Theo đó, giáo viên vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn Hà Nội nói chung chỉ được hưởng thêm 25% phụ cấp trách nhiệm so với giáo viên miền xuôi.
Tạo điều kiện tốt nhất để HS có cơ hội được phát triển toàn diện
Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh cho biết, trước năm 2017, giáo viên tại các trường vùng đồng bào dân tộc còn có thêm một khoản trợ cấp theo Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các thôn, xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (còn gọi là Chương trình 135). Tuy nhiên, theo Quyết định số 582/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, Hà Nội chính thức không còn thôn, xã đặc biệt khó khăn, và khoản trợ cấp trên cũng không còn nữa. Theo nắm bắt của trang tin Cao đẳng Y Dược Hà Nội thì nhưng điều khiến nhiều thầy cô giáo vùng cao trăn trở nhất hiện nay lại đến từ việc một số bậc cha mẹ HS vì mưu sinh mà buộc phải để con em ở nhà. Nguyên nhân là bởi đường đến trường khó khăn, nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa. Trong khi HS như tại trường Tiểu học Khánh Thượng B, vẫn chưa được học bán trú. Cha mẹ các em phải vất vả đưa đi đón về mỗi ngày tới… 4 lượt.
Nhiều giáo viên tại xã Khánh Thượng chia sẻ, bên cạnh chế độ chính sách dành cho giáo viên vùng cao, điều họ mong mỏi nhất là cơ sở vật chất trường học trên địa bàn sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới; tạo điều kiện tốt nhất để HS vùng đồng bào dân tộc của Thủ đô có cơ hội được phát triển toàn diện, vơi bớt nhọc nhằn trên đường tìm kiếm con chữ.
Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn