Chưa có bằng chứng chứng minh virus Cô-rô-na lây qua đường ăn uống
Hiện nay chưa có bằng chứng chứng minh virus Cô-rô-na lây qua đường ăn uống, cách duy nhất để hạn chế lây lan dịch là đeo khẩu trang, vệ sinh chân tay thật kỹ. Bởi bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp.
- Sản phụ đẻ thường em bé “khổng lồ” 6,8kg, danh tính đứa trẻ khiến mẹ Việt ngạc nhiên
- Mới: BV Xanh Pôn trang bị máy chữa ung thư bằng phương pháp tăng nhiệt khối u
- Sốc: Khó kiểm soát việc bán thuốc không theo đơn của bác sĩ điều trị
Chưa thể khẳng định Virus Cô-rô-na lây qua đường ăn uống
En-Cô-Vi chỉ lây qua đường hô hấp
Trước nhiều lời đồn đoán cho rằng, dịch viêm phổi lạ có thể lây lan qua đường ăn uống, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cố vấn của Trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp (Bộ Y tế) cho biết, đã có một số báo dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã cho biết các chuyên gia từ Bệnh viện Renmin (Đại học Vũ Hán) và Viện Virus Vũ Hán (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc) cảnh báo loại virus này có thể lây truyền qua đường tiêu hóa. Nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy axit nucleic trong phân của bệnh nhân và bệnh phẩm trực tràng. Trước đó, những bệnh nhân dương tính với virus Corona có một số triệu chứng như tiêu chảy thay vì sốt.
Kết quả này đặt giả thuyết ngoài truyền nhiễm qua tiếp xúc hoặc đường hô hấp, virus Corona còn có khả năng lây truyền qua đường phân – miệng nhất định. Theo một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Y học New England (Anh), virus Corona đã được phát hiện trong phân lỏng của bệnh nhân đầu tiên ở Mỹ dương tính với 2019-nCoV.
Như vậy, có thể loại virus này tồn tại và lây lan qua chất thải của người bệnh. Phát hiện này có thể cung cấp mối liên hệ còn thiếu về cách thức lây lan virus từ động vật sang người và từ người sang người.
Đeo khẩu trang là cách bảo vệ bản thân tốt nhất trước đại dịch này
Cũng nêu quan điểm về vấn đề này Phó Giáo sư Trần Đắc Phu khẳng định: “Đó là những thông tin cần lưu ý vì chúng ta cần nghiên cứu đa chiều về chủng virus mới này. Hiện nay, cập nhật từ Tổ chức Y tế thế giới WHO thì vẫn chưa có những bằng chứng cụ thể từ việc virus này lây truyền qua đường tiêu hóa. nCoV là một biến chủng mới, rất cần những nghiên cứu sâu, để đưa ra cảnh báo sớm cho cộng đồng”.
Mặc dù chưa thể xác định loại virus này có lây qua đường tiêu hóa hay không nhưng chắc chắn rằng c.o.ro.n.a có thể lây qua hắt hơi, giọt nước bọt… bắn vào các vật dụng. Khi tay chạm, tiếp xúc các vật dụng đó rồi đưa lên mũi, miệng thì sẽ bị lây virus. Theo phân tích của một bác sĩ truyền nhiễm, khi người bệnh ho, thở, có giọt bắn ra bên ngoài, bắn vào các vật dụng, dụng cụ, bao gồm tô chén đĩa muỗng… Trong quá trình sử dụng bát đũa chung, nếu tiếp xúc phải, rồi chạm lên miệng, mũi… thì khả năng lây nhiễm là có.
Cũng như thông tin được trang tin tức Y dược đăng tải trước đó thì việc quan trọng nhất vẫn là việc tuân thủ đúng phương pháp phòng hộ cá nhân. Tránh xa những chỗ đông người và cần đảm bảo chế độ ăn chín uống sôi hàng ngày.
Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn