Có thể làm gì trước thực trạng giáo dục hiện nay?

Thầy cô có thể làm gì trước thực trạng giáo dục hiện nay? Làm sao để học sinh có cảm hứng mà học thật, để giáo viên – học sinh – phụ huynh cùng đồng hành với nhau?

Có thể làm gì trước thực trạng giáo dục hiện nay?

Có thể làm gì trước thực trạng giáo dục hiện nay?

Ngày 30-9, rất đông thầy, cô giáo ở TP.HCM đã cùng gặp gỡ, trò chuyện với nhau về nghề của mình trong khuôn khổ buổi tọa đàm “Nỗi niềm nghề giáo ở Việt Nam” do TS Bùi Trân Phượng chủ trì. Theo ghi nhận từ trang Cao đẳng Y Dược Đồng Nai, vấn đề được các thầy cô đưa ra bàn luận sôi nổi là trước thực trạng giáo dục hiện nay, các thầy cô sẽ làm gì? Than khóc, ném đá hay thôi kệ… Với một góc nhìn khác tích cực hơn, thầy cô có thể làm gì để học sinh có cảm hứng mà học thật, để giáo viên – học sinh – phụ huynh cùng đồng hành với nhau?…

Đừng quên trước mặt mình là một con người

Mở đầu câu chuyện về giáo dục, thầy Bùi Ngọc Chinh – Phó Hiệu trưởng Trường THCS, THPT Tuệ Đức, đưa ra câu chuyện về kỷ luật học sinh trong hầu hết các nhà trường hiện nay. Thầy Chinh chia sẻ nhận thấy việc áp dụng các hình thức kỷ luật cho học sinh (như hít đất, thụt dầu…) chỉ khiến mâu thuẫn giữa học sinh với thầy cô, giữa thầy cô và phụ huynh ngày càng trở nên căng thẳng, nhà trường đã đưa ra hướng đi mới, đòi hỏi thầy cô phải tận tình hơn. Ngoài ra, khi một học sinh vi phạm thì thầy cô phải giúp học sinh hiểu được hành động đó là không đúng, tại sao học sinh lại phạm lỗi như vậy. Với những học sinh làm sai, nhà trường cho các em sắp xếp sách ở thư viện, lao động công ích 1-2 giờ đồng hồ… Những lần như vậy nhà trường đều có thông báo, trao đổi với phụ huynh của các em trước. Cũng chính từ cách làm này mà thầy cô và nhà trường nhận ra một điều rằng: Giáo viên, học sinh và phụ huynh phải cùng đồng hành mới giúp các em đạt đến mục tiêu của mình.

Chia sẻ trên các trang tin Cao đẳng Y Dược Hà Nội, TS Bùi Trân Phượng nói rằng việc cố gắng để thay đổi hành vi của trẻ vừa khó vừa dễ, vì xu hướng tự nhiên của trẻ là cố gắng để làm vui lòng người lớn. Lâu dần chính điều này làm mất đi bản sắc riêng của mỗi đứa trẻ. TS Phượng nhấn mạnh: Là người thầy đừng bao giờ quên rằng trước mặt mình là một con người. Ngoài ra, TS Phượng luôn ủng hộ thầy cô đọc thật nhiều sách tham khảo, học hỏi thật nhiều để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng… Nhưng bà cũng mong thầy cô sẽ không áp dụng một cách rập khuôn những gì mình tích lũy được lên học sinh của mình; phải để cho học trò nói lên quan điểm của mình.

Càng dạy càng thấy ngõ cụt ở phía trước

Đặt tiếp một vấn đề về việc tôn trọng con người, mà ở đây là tôn trọng chính học sinh của mình, TS Bùi Trân Phượng nêu ra hai câu hỏi: “Nếu các thầy cô đã được học lý thuyết sư phạm mà bây giờ áp dụng vào nghề không còn phù hợp thì quá trình chuyển hóa bên trong đó diễn ra như thế nào? Có khi nào chúng ta tưởng rằng dạy người khác, hướng dẫn học sinh mà cuối cùng chúng ta bất ngờ thấy rằng chúng ta lại học từ nó hay không?”

Càng dạy càng thấy ngõ cụt ở phía trước

Càng dạy càng thấy ngõ cụt ở phía trước

Chia sẻ về 10 năm đứng trên bục giảng được trang tin Cao đẳng Y Dược Sài Gòn ghi nhận, cô Hoàng Oanh đã rời bỏ giảng đường chỉ vì càng dạy càng thấy ngõ cụt ở phía trước. Cô tâm sự: “Khoảng thời gian đi dạy, mỗi lần kỷ luật học sinh vì lỗi sai, tôi luôn tự hỏi rằng thầy cô bảo trò làm sai nhưng cơ sở nào để chúng ta khẳng định chúng ta làm đúng? Mình có chắc là mình đúng và đứa trẻ là hoàn toàn sai? Ai có quyền cho rằng các em sai và mình đúng. Tôi nhận thấy đúng, sai nó vô chừng và phụ thuộc nhiều hoàn cảnh”.

Bên cạnh đó cô Hoàng Oanh, một điều nữa là thầy cô thường hay la học trò rằng không sáng tạo gì hết. Nhưng ngay trong những hành động rất nhỏ của mình, ngay trong câu nói của mình đã dập tắt sự sáng tạo, người lớn đã vô tình lấy cái khung ở bên ngoài áp vào đứa trẻ.

Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn

Categories: Tin tức Y Dược