Câu chuyện thị phần về sách giáo khoa trong nền giáo dục hiện đại

Có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh sách Công nghệ giáo dục do NXBGD Việt Nam thực hiện. Theo đó, câu chuyện thị phần về sách giáo khoa trong nền giáo dục hiện đại đã được đặt ra.

Câu chuyện thị phần về sách giáo khoa trong nền giáo dục hiện đại

Câu chuyện thị phần về sách giáo khoa trong nền giáo dục hiện đại

Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục gây xôn xao dư luận

Trước những xôn xao, ý kiến khác nhau về hiệu quả của tài liệu Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD), lãnh đạo Bộ GDĐT đã lên tiếng về việc này. Theo thông tin ban tuyển sinh Cao đẳng Dược ghi nhận, ông Nguyễn Hữu Độ – Thứ trưởng Bộ GDĐT cho biết, tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (CNGD) là kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của một số nhà khoa học, đứng đầu là GS.TSKH Hồ Ngọc Đại thông qua các đề tài nghiên cứu và được áp dụng vào dạy học ở Trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội. Căn cứ kết quả nghiên cứu và áp dụng thí điểm trong dạy học môn Tiếng Việt ở lớp 1 tại Trường Thực nghiệm và một số cơ sở giáo dục nên Bộ GDĐT đã đồng ý cho các địa phương có nhu cầu và đảm bảo các điều kiện được áp dụng vào việc dạy học Tiếng Việt lớp 1, nhất là ở những vùng khó từ năm học 2008-2009 đến năm học 2016-2017 trên tinh thần tự nguyện.

Được biết vào cuối năm 2016, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội trong Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã giao cho Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (KHGD) nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả triển khai Tài liệu TV1-CNGD và đề xuất các giải pháp chỉ đạo (do GS.TS Trần Công Phong- Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam chủ trì). Do đó, tài liệu tiếng Việt 1 CNGD là thành quả của một tập thể các nhà khoa học, đứng đầu là GS Hồ Ngọc Đại.

Có nên thay đổi thị phần sách giáo khoa?

Trước những ý kiến trái chiều từ phía dư luận xã hội đã được trang tin Cao đẳng Y Dược Đồng Nai đăng tải trước đó, GS.TS Hồ Ngọc Đại cho biết, tài liệu tiếng Việt lớp 1 CNGD đã tồn tại được 40 năm nay. Ngoài ra, tính đến năm học 2018-2019 có 49 tỉnh, thành phố triển khai dạy học môn tiếng Việt lớp 1 CNGD với gần 800.000 học sinh. Như vậy, khoảng gần 50% học sinh lớp 1 của Việt Nam đang học sách của ông. Theo GS Đại, với số lượng tỉnh thành và học sinh đang sử dụng tài liệu tiếng Việt CNGD thì sẽ có nhiều nhóm làm SGK khác bị ảnh hưởng về lợi ích. GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, những xôn xao, ý kiến về bộ sách này có thể xuất phát từ đó.

Có nên thay đổi thị phần sách giáo khoa?

Có nên thay đổi thị phần sách giáo khoa?

Từ những chia sẻ của GS Hồ Ngọc Đại có thể hình dung thị phần SGK trong thời gian tới có thể sẽ phải đối diện những thử thách, thậm chí là sự cạnh tranh không lành mạnh. Vấn đề cần đặt ra ở đây là các cơ quan chức năng cần làm gì để khắc phục những thách thức đó. Theo ghi nhận của trang tin Cao đẳng Y Dược Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Vương, người dịch và viết nhiều sách về giáo dục, cho rằng cần có cơ chế rõ ràng về việc ai có quyền lựa chọn SGK ở nhà xuất bản nào. Việc lựa chọn SGK có thể do hiệu trưởng, phụ huynh, giáo viên hay hội đồng chuyên môn của địa phương nhưng phải có sự công khai, minh bạch, tránh trường hợp hiệu trưởng có thể tự thỏa thuận với nhà xuất bản mua SGK của nơi không đảm bảo chất lượng.

Khi thực hiện một chương trình, nhiều SGK, Bộ GDĐT phải có quy chế về việc biên soạn, tuyển chọn và sử dụng SGK một cách rõ ràng, minh bạch. Còn SGK có chất lượng tốt hay không trước tiên là phải thuộc về giới chuyên môn thẩm định. Kênh thông tin từ công chúng, dư luận xã hội về SGK của nhà xuất bản nào cũng rất quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp với sự thẩm định chuyên môn.

Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn

Categories: Tin tức Y Dược