Sẽ không còn kỳ thi THPT quốc gia 2 trong 1 ở những năm tiếp theo
Mới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ÐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, vẫn sẽ duy trì kỳ thi THPT quốc gia nhưng không phục vụ mục đích “2 trong 1” mà chỉ phục vụ cho tốt nghiệp phổ thông.
- Tâm thế tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng trước thềm năm học mới
- Toàn tỉnh Hải Dương thiếu 2.500 giáo viên trong năm 2018
- Hơn 1 triệu tỷ đồng được chi cho giáo dục trong vòng 5 năm
Sẽ không còn kỳ thi THPT quốc gia 2 trong 1 ở những năm tiếp theo
Thi THPT quốc gia 2019 sẽ không còn kì thi 2 trong 1
Tại phiên giải trình việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trong cuộc họp do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đã có nghiên cứu thực tiễn và tham khảo các nước. Hiện nay thi THPT quốc gia vẫn rất nhiều nước thực hiện. Thi không phải chỉ để công nhận tốt nghiệp mà qua kỳ thi đó để kiểm tra nội dung, phương pháp, chất lượng dạy học ở phổ thông ra sao, có cần điều chỉnh không.
Theo tìm hiểu từ trang tin Cao đẳng Y Dược Đồng Nai, để lý giải tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao, Bộ trưởng Nhạ cho biết có nhiều nguyên nhân. Trong đó có lý do là vẫn dùng điểm thi kết hợp với điểm học bạ lớp 12 để xét tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng cho rằng trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, điểm học bạ gần như “phao cứu sinh” để nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp. Tuy nhiên, từng bước, Bộ sẽ phải tiến tới giảm tỷ lệ điểm học bạ để làm sao ý nghĩa của kỳ thi phải thực sự trở về đúng bản chất, thực chất. Bên cạnh đó về đề thi cho kỳ thi tiếp theo, sẽ được chỉnh sửa theo hướng đây là đề thi tốt nghiệp phổ thông, bám sát vào yêu cầu của THPT. Còn các trường ĐH, CĐ sử dụng hay không là việc của trường. Không thể hiểu thuần túy là “2 trong 1” mà ép học sinh phải học và thi với cả hai mục tiêu. Đề thi sẽ chủ yếu, căn bản là nội dung chương trình lớp 12.
Thi THPT quốc gia 2019 sẽ không còn kì thi 2 trong 1
Ghi nhận từ trang tin Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, để nhấn mạnh việc kỳ thi từ năm tới đây sẽ không phải để phục vụ cho hai mục đích đồng thời mà phục vụ cho tốt nghiệp THPT Bộ trưởng Nhạ lưu ý, đề thi sẽ không phải ra đề phục vụ mục đích “2 trong 1” mà phục vụ để đánh giá học sinh THPT, nhưng phải làm thật nghiêm túc để căn cứ vào đó các trường ĐH, CĐ sử dụng hoặc sử dụng các phương thức khác tuyển sinh. Ngoài ra, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng khẳng định cần phải tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nhưng cần phải cải tiến làm sao tốt, sát với mục tiêu đã đề ra.
Trường ÐH cần tham gia vào nhiều khâu
GS Đặng Kim Vui – nguyên giám đốc ĐH Thái Nguyên cho rằng, chưa bao giờ xảy ra những lộn xộn trong thi cử như thời gian vừa qua. Từ khi kỳ thi THPT quốc gia giao về cho các Sở GD&ĐT tổ chức, các trường ĐH trở lên nhàn hơn. Dù Bộ GD&ĐT chỉ đạo các trường ĐH phối hợp tổ chức nhưng giảng viên các trường về địa phương, phân công đi đâu, giám sát cùng ai là do Sở GD&ĐT phân công. Đặc biệt, ở khâu chấm thi, các giảng viên ĐH chỉ tham gia với vai trò là hai thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT, còn lại không tham gia chấm thi. Theo thông tin ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội nhận được, GS Đặng Kim Vui đã đề xuất tăng vai trò của các trường ĐH trong tổ chức thi THPT quốc gia. Bộ cần huy động lực lượng giảng viên nhiều hơn. Giảng viên phải được tham gia chấm và giám sát toàn bộ các khâu của kỳ thi.
Ngoài ra, ông Nguyễn Tất Thành – Giám đốc Trung tâm Truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khẳng định phương án chấm chéo được đưa ra để hạn chế tiêu cực, tuy nhiên không cần phức tạp như vậy. Về chấm thi tự luận để địa phương làm và tăng cường công tác giám sát khâu làm phách, như chấm kiểm tra, trường ĐH sẽ tham gia giám sát chặt chẽ khâu này. Về chấm trắc nghiệm nên tập trung về các điểm ở các trường ĐH, nhiều tỉnh gom lại, việc này những năm trước đã làm.
Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn