Quan hệ thầy trò sẽ ra sao khi “xử phạt giáo viên”?
Mới đây có nhiều ý kiến cho rằng, việc đưa ra quy định xử phạt sẽ khiến giáo viên không còn yêu nghề, cảm thấy mất niềm tin vào nền giáo dục đương đại.
- Tâm thế tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng trước thềm năm học mới
- Toàn tỉnh Hải Dương thiếu 2.500 giáo viên trong năm 2018
- Hơn 1 triệu tỷ đồng được chi cho giáo dục trong vòng 5 năm
Quan hệ thầy trò sẽ ra sao khi “xử phạt giáo viên”?
Dự thảo nghị định không khả thi
Dự thảo nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục đang được Bộ GD&ĐTđưa ra lấy ý kiến người dân. Theo trang tin Cao đẳng Y Dược TPHCM tiếp tục ghi nhận những ý kiến đóng góp của giới luật sư, các thầy cô giáo, nhà quản lý trong ngành giáo dục về nhóm các hành vi vi phạm quy định đối với nhà giáo và người học. Theo Nghị định số 138 ngày 22/10/2013 đang có hiệu lực, nay dự thảo nghị định mới để thay thế cần bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Được biết, phạm vi điều chỉnh của Luật Giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
Theo dự thảo nghị định, các tổ chức, cá nhân có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt 10-20 triệu đồng, xâm phạm thân thể người học bị phạt 20-30 triệu đồng. Bên cạnh đó đi kèm mức phạt này, người vi phạm phải xin lỗi công khai, nếu là giáo viên (GV) có thể bị đình chỉ dạy 1-6 tháng. Theo quy định được ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Cần Thơ tìm hiểu, nếu lĩnh vực truyền thông thì khiếu nại lên Sở Thông tin và Truyền thông để xử lý, còn vấn đề khác thì phải khởi kiện ra tòa án để giải quyết theo dân sự. Do đó, không thể cứ căn cứ vào hành vi rồi xử phạt thì chưa ổn. Hành vi này khó xác định để xử phạt nên dự thảo của nghị định không khả thi về vấn đề này.
Dự thảo nghị định không khả thi
Trong trường hợp phụ huynh xúc phạm nhân phẩm, thân thể của GV thì bị xử phạt theo Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp gây thương tích sẽ bị xử lý theo luật hình sự về tội cố ý gây thương tích. Ngoài ra, đối với các GV trường tư, làm việc theo hợp đồng, nếu gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của học trò thì tùy theo mức độ để xử lý. Nếu nghiêm trọng sẽ bị xử lý về mặt hình sự mà luật đã có quy định. Còn nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì quyền của người giám hộ trong học sinh (HS) có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu bồi thường danh dự, nhân phẩm.
Quy định sẽ khiến giáo viên khó trong cách giảng dạy
Giáo dục vốn dĩ là một ngành đặc thù. GV khi được coi là người lái đò, những bậc trồng người thì đã phải nghiêm túc tuân thủ theo các quy định vốn rất nghiêm ngặt của ngành. Ngoài ra, GV còn phải tuân theo các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực của xã hội.
Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ, nghề giáo là một nghề cao quý và quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Vậy mà những chính sách ưu đãi đối với giáo dục càng ngày càng ít. Trong khi đó tăng cường các hình thức chế tài đối với GV khiến GV mất động lực đối với nghề. Bên cạnh đó, nghề giáo là ngành chuẩn mực trong xã hội nhưng lại đưa ra mức xử phạt hành chính quá nặng và không phù hợp. Bởi đa số GV chấp nhận theo nghề là vì yêu và đam mê, vì cái tâm. Với dự thảo này khiến các nhà giáo cảm thấy không được tôn trọng và mất động lực làm việc.
Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn