Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Khó hay dễ là do thí sinh

Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi minh họa cho kỳ thi THPT 2019 nhằm đáp ứng nhu cầu ôn thi của học sinh. Theo đó nhiều ý kiến cho rằng, khó dễ là ở thí sinh.

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Khó hay dễ là do thí sinh

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Khó hay dễ là do thí sinh

Nội dung kiến thức chủ yếu tậm chung trong chương trình lớp 12

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 có nhiều ý kiến chuyên môn cho rằng, đề thi năm nay tương đối giống với đề thi THPT quốc gia năm 2018 về cấu trúc đề. Cụ thể với môn Tiếng Anh, các câu hỏi khó nằm ở phần từ vựng, sự phân hóa nằm rõ rệt ở phần đọc hiểu. Ngoài ra theo nhận định từ giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn ở môn Ngữ văn, kiến thức nằm hoàn toàn trong lớp 12, mức độ khó hoàn toàn giống với đề thi năm 2018.

Còn ở môn Sinh học, các câu hỏi kiến thức lớp 10 không khó, chỉ ở mức nhận biết và thông hiểu. Số lượng câu hỏi đếm của đề minh họa cũng giảm nhiều so với đề thi THPT quốc gia 2018 (từ 17/40 chỉ còn 6/40). Môn Hóa học không có câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 và có đủ 4 mức kiến thức như môn Sinh học. Đề thi sắp xếp từ dễ đến khó và bắt đầu từ câu 73 tới 80 sẽ ở mức cực khó.

Đặc biệt điểm đáng lưu ý trong kỳ thi năm nay là môn Giáo dục công dân đưa yêu cầu vận dụng thông tin thực tế, đề thi tham khảo năm 2019 có mức độ dễ hơn so với đề thi 2018. Số câu hỏi cực khó giảm xuống 1/3 lần so với đề thi năm 2018, mức độ phức tạp của câu hỏi cũng giảm bớt. Nếu như điểm số trung bình năm ngoái học sinh chỉ đạt được khoảng 6 điểm thì với đề thi thử minh hoạ này, học sinh có thể đạt 7,5 – 8 điểm. Đề thi đảm bảo 70% câu hỏi dễ và trung bình để học sinh xét tốt nghiệp.

Từ những điểm mới trong đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT đưa ra có thể nhận thấy, sự điều chỉnh này tương đối hợp lý nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phục vụ cho mục đích xét tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay. Ngoài ra, theo Bộ GD&ĐT cho biết, việc điều chỉnh về độ khó và cấu trúc đề thi như vậy cũng tạo thuận lợi hơn cho thí sinh trong việc xét công nhận tốt nghiệp theo quy chế mới. Với đề thi này, thí sinh học ở mức trung bình – khá không khó để có thể đạt 6 – 7 điểm/môn thi.

Nói không với “bệnh thành tích” trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019

Những sự điều chỉnh của Bộ GD&ĐT trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 có điểm đáng chú ý là việc tăng tỉ lệ kết quả thi lên 70% trong xét công nhận tốt nghiệp – đang khiến dư luận băn khoăn. Theo nhiều ý kiến đánh giá trên trang tin tức Y Dược đã đặt ra câu hỏi, liệu tỉ lệ này có ảnh hưởng đến tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của các trường, các địa phương hay không? Được biết theo điều chỉnh, điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2019 gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp THPT + 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh + điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).

Nói không với “bệnh thành tích” trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019

Nói không với “bệnh thành tích” trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019

Trước thay đổi của phương án thi THPT quốc gia 2019 theo hướng tăng tỉ lệ kết quả thi lên 70% trong xét công nhận tốt nghiệp, ông Nguyễn Tất Thành – Giám đốc Trung tâm Truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, đây là sự điều chỉnh hợp lý. Việc siết chặt cách cộng điểm học bạ sẽ làm giảm bệnh thành tích và tăng tính khách quan của một kỳ thi quốc gia.

Được biết, mùa tuyển sinh năm 2019 nhiều trường ĐH cũng sẽ có phương án tuyển sinh riêng. Nhận định về tỉ lệ điểm thi để xét tốt nghiệp theo đề thi minh họa năm 2019, giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn nhận định: Bản chất của kỳ thi THPT quốc gia từ trước đến nay chủ yếu vẫn để xét tốt nghiệp. Nếu đề thi tốt sẽ giúp phân hóa tốt hơn và ngược lại. Vì vậy, nhiều trường ĐH, CĐ hiện nay vẫn tiếp tục sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển cùng với các phương thức khác. Ngoài ra, nhiều trường ĐH cho biết đã và đang xây dựng kế hoạch, đề án tuyển sinh 2019 với một số điều chỉnh về phương thức, nhưng sẽ không gây xáo trộn nhiều, tránh ảnh hưởng đến thí sinh.

Tổng hợp tin giáo dục về kỳ thi THPT Quốc Gia

Categories: Tin tức Y Dược