Financial Times: Nền giáo dục Việt Nam chỉ để đi thi

Mới đây, tờ Thời báo Tài chính của Anh cho rằng, hầu hết học sinh Việt Nam chỉ học để đạt kết quả cao khi đi thi chứ không giúp gì cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Financial Times: Nền giáo dục Việt Nam chỉ để đi thi

Financial Times: Nền giáo dục Việt Nam chỉ để đi thi

Việt Nam được đánh giá là nước có nền giáo dục phát triển

Theo ghi nhận từ trang tin Cao đẳng Y Dược Đồng Nai, sua khi quan sát các học sinh năm lớp 11 của trường chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), phóng viên Financial Times nhận ra rằng ngôi trường này quy tụ những học sinh có tinh thần học tập hăng say. Tinh thần này được sản sinh trong thời điểm kỳ thi tuyển sinh đại học đã cận kề còn các bậc phụ huynh lại vô cùng kỳ vọng. Tính cạnh tranh, thi đua giữa chính các học sinh của trường cũng rất cao. Các bài thi thử được tiến hành hàng tuần…

So với các nước trong khu vực ở Đông Nam Á, giáo dục Việt Nam tỏ ra trội hơn hẳn. Thậm chí trên tầm thế giới, giáo dục Việt Nam cũng được đánh giá là có tên tuổi thể hiện ở việc Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam đứng thứ 48, vị trí rất cao đối với một quốc gia có thu nhập trung bình. Việt Nam chi gần 6% GDP cho giáo dục – một tỷ lệ cao theo tiêu chuẩn toàn cầu, và cao hơn hẳn so với hầu hết các nước láng giềng.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho rằng, ngoài việc chính phủ chú trọng đầu tư cho giáo dục, học sinh Việt Nam đạt điểm cao còn nhờ các yếu tố văn hóa và lịch sử. Những yếu tố này bao gồm niềm tin về giá trị thành công là do lao động mà có theo Khổng giáo và nhu cầu xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.

Việt Nam đã làm khá tốt so với các nước khác có cùng mức độ phát triển

Bảng xếp hạng của WB đối với Việt Nam dựa trên các bài kiểm tra Chương trình Đánh giá sinh viên quốc tế (PISA), do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) điều hành và bao gồm các bài kiểm tra quốc tế do học sinh 15 tuổi thực hiện.

Việt Nam đã làm khá tốt so với các nước khác có cùng mức độ phát triển

Việt Nam đã làm khá tốt so với các nước khác có cùng mức độ phát triển

Tuy nhiên, ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho rằng kết quả này bị ảnh hưởng vì vấn đề lấy mẫu bài thi, làm cho kết quả của Việt Nam dường như tốt hơn so với thực tế bởi vì khoảng một nửa số trẻ em đã bỏ học ở tuổi 15. Những học sinh bỏ học thường là những học sinh nghèo và học kém hơn trung bình. Những học sinh được lấy kết quả cho chương trình đánh giá lại là những học sinh có điều kiện và học giỏi hơn, vì thế mà kết quả tổng thể được đẩy lên.

John Jerrim, giảng viên tại Viện Giáo dục Đại học London, nói: “Mẫu PISA cho Việt Nam bị lệch, vì chỉ tính đến những học sinh có điều kiện hơn và có thành tích cao hơn”. Ông Jerrim cho rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với một “nghịch lý” trong tương lai, vì cải thiện giáo dục đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều trẻ em tiếp tục đi học (và mức độ cạnh tranh cũng sẽ cao hơn). Tuy nhiên, theo ông, ngay cả khi đưa ra những bất thường trong công tác thống kê, Việt Nam có thể đã làm khá tốt so với các nước khác có cùng mức độ phát triển.

Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn

Categories: Tin tức Y Dược