7 trường ĐH Việt Nam lọt top giáo dục Quacquarelli Symonds (QS)
Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố kết quả bảng xếp hạng QS ASIA 2018-2019 cho 505 trường đại học hàng đầu châu Á. Trong đó, có 7 trường ĐH VN lọt TOP.
- Không nên nôn nóng trong quá trình học tiếng An
- Sinh viên hoang mang với lịch học lạ của trường ĐH Bách khoa TPHCM
- Chuẩn ngoại ngữ: Vẫn đề “đau đầu” của nhiều trường ĐH
7 trường ĐH Việt Nam lọt top giáo dục Quacquarelli Symonds (QS)
Việt Nam có 7 trường lọt vào danh sách này gồm hai ĐH Quốc gia, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế. Trong đó, ĐH Quốc gia Hà Nội xếp vị trí cao nhất trong số 7 trường, đứng thứ 124/505 trong bảng xếp hạng. Tuy nhiên, ban tuyển sinh Cao đẳng Dược cho rằng, việc xếp hạng các trường ĐH tại Việt Nam rất cần được nhìn nhận một cách đúng đắn.
Lọt TOP cao nhưng điểm chuẩn đầu vào thấp
Một trong những vấn đề dư luận băn khoăn đó chính là có trường lọt danh sách của QS nhưng điểm chuẩn đầu vào đối với người học lại khá thấp. ĐH Huế thuộc TOP 451 – 500. Tuy nhiên, điểm chuẩn tuyển sinh những năm qua của một số trường ĐH thành viên của ĐH Huế rất thấp.
Cụ thể, theo dẫn chứng của giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội trong năm 2018, điểm chuẩn vào một số ngành của một số trường thuộc ĐH Huế chỉ từ 13 điểm. Bên cạnh đó một số trường như ĐH Đà Nẵng cũng cùng thứ hạng với ĐH Huế, điểm chuẩn đầu vào đối với một số trường ĐH thành viên cũng chỉ từ 14 điểm, 15 điểm.
Theo chuyên gia nghiên cứu giáo dục ĐH, TS. Đỗ Thị Ngọc Quyên cho biết, bà không đánh giá cao xếp hạng của QS. Vì cách lấy dữ liệu của tổ chức này chưa chuẩn. Bà cho biết 10% số điểm được dựa trên tỷ lệ % sinh viên và giảng viên quốc tế. Điều này hoàn toàn không liên quan đến nghiên cứu hay giảng dạy.
Ngoài ra, theo ý kiến của ông Lê Văn Út, trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết trước mắt xếp hạng chưa phải là mục tiêu của trường. Mục tiêu trước mắt của trường là sinh viên ra trường 100% có việc làm, đội ngũ có khả năng công bố bài báo quốc tế, giảng viên không làm thêm, môi trường trong sạch.
Đầu tư GD ĐH thấp hơn các nước trong khu vực
Theo ghi nhận từ trang tin Cao đẳng Y Dược Đồng Nai, GS. Đặng Ứng Vận, Hiệu trưởng trường ĐH Hòa Bình, chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Hóa học cho biết, xếp hạng là vấn đề khó bởi mỗi tổ chức xếp hạng có một bộ tiêu chí khác nhau nên họ có góc nhìn, quan điểm khác nhau. Vấn đề là ai quan tâm đến xếp hạng. Nếu chính phủ quan tâm đến xếp hạng thì chính phủ phải đầu tư.
Đầu tư GD ĐH thấp hơn các nước trong khu vực
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Tất Thành – Giám đốc Trung tâm Truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khẳng định, kết quả phản ánh thực chất những nỗ lực của trường trong thời gian qua. Nhưng mặt khác trường có sự chuẩn bị tốt hơn trong dữ liệu cung cấp cho tổ chức QS.
Trước thực tế là các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines đều có trường lọt top 100, nhưng Việt Nam cao nhất chỉ đứng ở vị trí 124, nhiều ý kiến chia sẻ cho rằng, phấn đấu xếp hạng là câu chuyện đầy thách thức ở Việt Nam. Ở Việt Nam đầu tư bình quân của nhà nước cho giáo dục ĐH thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.
Một trong những vấn đề dư luận băn khoăn đó chính là có trường lọt danh sách của QS nhưng điểm chuẩn đầu vào đối với người học lại khá thấp. ĐH Huế thuộc top 451 – 500. Tuy nhiên, điểm chuẩn tuyển sinh những năm qua của một số trường ĐH thành viên của ĐH Huế rất thấp. Cụ thể, như năm 2018, điểm chuẩn vào một số ngành của một số trường thuộc ĐH Huế chỉ từ 13 điểm. Rất thấp so với mặt bằng chung. ĐH Đà Nẵng cũng cùng thứ hạng với ĐH Huế, điểm chuẩn đầu vào đối với một số trường ĐH thành viên cũng chỉ từ 14 điểm, 15 điểm.
Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn