Tìm hiểu các dấu hiệu mắc bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Suy dinh dưỡng làm trẻ chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Khi nhận thấy dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng các mẹ nên lưu ý bổ sung những thực phẩm bổ dưỡng cho con cũng như xem lại chế độ sinh hoạt của trẻ.
- Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Thi không vì 2 mục đích
- Sinh viên hoang mang với lịch học lạ của trường ĐH Bách khoa TPHCM
- Bộ GD&ĐT rút dự thảo qui định SV bán dâm 4 lần sẽ bị thôi học
Tìm hiểu các dấu hiệu mắc bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng
Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu protein, các vitamin và khoáng chất sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nguyên nhân xảy ra tình trạng có thể do thiếu chất ngay trong thực đơn ăn hằng ngày của trẻ, hay do hệ tiêu hóa của trẻ không có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng kém.
Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, trẻ không có hứng thú với việc ăn uống, trẻ biếng ăn có thể do gặp một tình trạng bệnh lý gây cản trở sự thèm ăn hoặc do trẻ không được bú mẹ đầy đủ, phải ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi).
Ngoài ra, sự rối loạn thần kinh có thể dẫn đến những thói quen ăn uống không tốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, một số yếu tố góp phần khiến trẻ trở nên kém ăn, suy sinh dinh dưỡng bao gồm sinh non thiếu cân, trẻ bị vàng da sơ sinh, trẻ sơ sinh bị ngộ độc và trẻ bị suy giáp bẩm sinh.
Những dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng
- Trẻ hay buồn bực, quấy khóc, kém linh hoạt, ít vui chơi là một trong những dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng.
- Các bắp chân bắp tay chân của trẻ mềm nhão, bụng to ngày càng to.
- Trẻ chậm phát triển các kỹ năng vận động như chậm lẫy, chậm ngồi, bò, đi, đứng.
- Trẻ chậm tăng cân, thậm chí là sụt cân trong 2-3 tháng.
- Da xanh yếu, tóc mọc lưa thưa, rụng tóc ở vùng chẩm đầu.
- Trẻ chậm mọc răng.Trẻ hay gặp rối loạn về đường tiêu hóa.
- Khi ngủ trẻ hay trằn trọc, giấc ngủ ngắn, hay giật mình khóc thét khi ngủ.
- Trẻ biếng ăn, mỗi bữa ăn ít, hay ngậm thức ăn không nuốt.
- Môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, khó chịu.
- Trẻ thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng.
Biện pháp ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho rằng, khi nhận thấy những dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng, trước hết các mẹ hãy đưa con tới gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về phương pháp điều trị thích hợp.
Các mẹ có thể kết hợp liệu trình theo chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng cùng với việc thay đổi chế độ ăn uống của trẻ tại nhà để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, trẻ có thể sử dụng một số loại thuốc kích thích khả năng hấp thụ dinh dưỡng và bổ sung các loại vitamin và khoáng chất.
Biện pháp ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em
Mẹ hãy áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, xây dựng thực đơn ăn uống giàu dưỡng chất và năng lượng cho trẻ từ tất cả các nhóm thực phẩm chính như sau:
– Các loại trái cây và rau củ quả.
– Bánh mì, khoai tây, gạo, mì, ngũ cốc và các loại thực phẩm giàu tinh bột.
– Sữa và các sản phẩm từ sữa, nước trái cây tươi.
– Các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, các loại đậu…
Thực phẩm có nhiều chất béo, đường không phải là thiết yếu nên chỉ cần cho trẻ tiêu thụ với số lượng nhỏ. Các loại nước có ga, nước đóng chai và các đồ ăn vặt nên hạn chế cho trẻ sử dụng.
Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi các món ăn trong thực đơn mỗi ngày để trẻ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và luôn thích thú đón nhận bữa ăn. Món ăn được trang trí nhiều màu sắc và bắt mắt sẽ kích thích vị giác của trẻ. Do vậy, các mẹ hãy sáng tạo món ăn thành những hình thù lạ mắt như trang trí hình mặt cười, cắt tỉa rau củ quả thành các hình ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn