Hơn 1 triệu tỷ đồng được chi cho giáo dục trong vòng 5 năm
Giai đoạn 2013-2017, ngân sách nhà nước đã chi 1.120.355 tỷ đồng cho giáo dục đào tạo, trong đó ước tính 172.905 tỷ đồng cho giáo dục đại học.
Hơn 1 triệu tỷ đồng được chi cho giáo dục trong vòng 5 năm
Nguồn tài chính cho giáo dục đại học còn hạn hẹp
Theo báo cáo mới nhất được ban tuyển sinh Cao đẳng Dược ghi nhận từ Bộ Tài chính về tình hình tài chính cho giáo dục đại học cho thấy, giai đoạn 2013-2017, ngân sách nhà nước đã chi 1.120.355 tỷ đồng cho giáo dục đào tạo, trong đó ước tính 172.905 tỷ đồng cho giáo dục đại học.
Từ con số này, Bộ Tài chính nhận định:
- Nguồn tài chính cho giáo dục đại học còn hạn hẹp, chưa được đa dạng hóa. Các cơ sở giáo dục đại học chưa chủ động về nguồn thu, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước và từ thu học phí (đối với cơ sở giáo dục đại học công lập) và nguồn thu học phí (đối với cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập). Bên cạnh đó, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ còn hạn chế.
- Học phí của các cơ sở giáo dục đại học (công lập, ngoài công lập) nhìn chung còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội thực tế của đất nước nên chưa thể có mức thu cao; về nguyên tắc các cơ sở giáo dục đại học công lập thu học phí theo khung học phí do nhà nước quy định.
- Mức học phí chưa phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành, các bậc đào tạo.
- Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, việc xác định giá dịch vụ đào tạo tại thời điểm hiện nay chưa tính đủ các chi phí thực tế phát sinh (tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định) nên mức thu học phí còn thấp, chưa sát thực tế.
Theo đó, ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Cần Thơ cho rằng mức thu học phí thấp là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn tài chính của giáo dục đại học.
Từ những nhận định trên, Bộ Tài chính đã đưa ra một số đề xuất:
- Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo các trường đại học cần nghiên cứu từng bước giải quyết các vấn đề bất cập về vấn đề học phí trong các cơ sở giáo dục đại học.
- Đảm bảo lợi ích của các cơ sở giáo dục đại học nhưng cần phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, khắc phục một số tồn tại hiện nay, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, các địa phương (cơ quan chủ quản của các cơ sở giáo dục đại học công lập) thực hiện tốt nhiệm vụ đã được quy định tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về:
- Sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học, cơ sở giáo dục – đào tạo hoạt động không hiệu quả, không nhất thiết tỉnh nào cũng có trường đại học.
- Sắp xếp, tổ chức lại, tập trung xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm để đào tạo đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục”.
Nguồn tài chính cho giáo dục đại học còn hạn hẹp
Ngoài ra, cần nghiên cứu đề xuất để thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người học, ví dụ chính sách về tín dụng đào tạo, chính sách học bổng, chính sách miễn giảm học phí đối với đối tượng chính sách.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (công lập và ngoài công lập) cần chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính theo hướng tự chủ nguồn thu, nhiệm vụ chi; tránh tình trạng các cơ sở giáo dục đại học công lập trông chờ và nguồn ngân sách nhà nước.
Về xác định mức thu học phí, các cơ sở giáo dục đại học dựa trên kinh nghiệm hoạt động của từng trường, dự báo nhu cầu của xã hội để xác định quy mô tuyển sinh, Bấm Mí Mắt Ðẹp, ngành nghề đào tạo thế mạnh… và xác định mức học phí bảo đảm lợi ích của nhà trường, đồng thời phù hợp với khả năng đóng góp của xã hội.
Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.vn